Khi bị khan tiếng cần làm gì cho nhanh khỏi ?

Khan tiếng là triệu chứng thường gặp ở một số bệnh lý về đường hô hấp trên, có sự liên quan mật thiết đến thanh quản. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, giảm hiệu quả công việc.

Vậy vì sao lại bị khan tiếng và cách giải quyết tình trạng này như thế nào hữu hiệu nhất, tất cả sẽ được bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ ngay trong bài viết sau đây:

1. Vì sao lại xảy ra hiện tượng khan tiếng ?

Khản tiếng là hiện tượng giọng nói bị biến đổi, âm thanh trở nên khàn đục, âm lượng giảm, không rõ âm, rõ vần, rõ tiếng, thậm chí nói không thành tiếng. Tình trạng này thường có liên quan đến viêm thanh quản.

Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp trên, được cấu tạo bởi nhiều dây thanh và có chức năng phát ra âm thanh khi có luồng không khi từ phổi đi qua.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó làm cho dây thanh quản bị biến đổi đi cấu trúc khỏe mạnh ban đầu như bị nhỏ lại, bị khô đi vì bị thiếu nước hoặc do cơ thể bị béo phì, thanh quả bị vướng chất mỡ... đều sẽ gây ảnh hưởng đến cường độ và hiệu quả của âm thanh.

Lúc này sẽ gây ra các tình trạng giọng nói bị biến đổi, khàn giọng mất tiếng, thậm chí là bị ho trong lúc đang nói chuyện. Bác sĩ Hoàng cũng chia sẻ thêm, để dây thanh quản được thanh, giọng nói trong trẻo không bị khàn thì nên đảm bảo cơ thể đừng thiếu nước.

khi-bi-khan-tieng-can-lam-gi-cho-nhanh-khoi-VOH

Cơ thể mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra khan tiếng (Nguồn: Internet)

Những nguyên nhân gây khan tiếng có thể do bị mất nước nhiều. Đặc biệt là với những người làm các công việc liên quan đến giọng nói như MC thường sẽ phải bị mất nước nhiều hơn so với những người bình thường khác.

2. Cách chữa khan tiếng nhanh nhất là gì ?

Để đảm bảo dây thanh quản luôn hoạt động tốt cũng như giảm bớt tình trạng khàn tiếng mất giọng thì chúng ta cần phải:

  • Uống đủ lượng nước cho cơ thể, với những người làm các công việc liên quan đến giọng nói thì phải uống nước nhiều hơn.
  • Bổ sung các loại men cần thiết để bảo vệ thanh quản khỏi những tác động ô nhiễm môi trường. Thông thường các loại men này thấy trong các loại trái cây như: đu đủ, thơm, chanh và kể cả mật ong.

3. Những cách giúp bảo vệ dây thanh quản

Bác sĩ Hoàng cho biết, để có thể chủ động bảo vệ dây thanh quản tránh khan tiếng thì mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít nước).
  • Cần có những đoạn thời gian để thanh quản ‘nghỉ ngơi’. Trong lúc này, bạn có thể uống những ngụm nước cho chậm để thanh quản có thể lập lại nhu động.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một chút nước mật ong để hỗ trợ việc phục hồi thanh quản.
  • Ngâm bàn chân trong nước ấm khoảng 10 phút mỗi ngày (có thêm tinh dầu càng tốt), hoặc thoa dầu vào lòng bàn chân để giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản.

Trên đây là những chia sẻ từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng về hiện tượng khan tiếng cũng như những cách đơn giản nhất để có thể khắc phục cũng như phòng ngừa hiện tượng này.

Bình luận