Tự điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà được không?

VOH - Tự mua thuốc uống hoặc điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà bằng các phương pháp dân gian như sử dụng gừng, riềng, tỏi… có an toàn không? Khi nào người bệnh cần đến cơ sở y tế để được điều trị?

BS Đỗ Thị Như Quỳnh - Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn đã có những trao đổi xoay quanh các vấn đề này.

Có nên tự điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà?

Hầu hết các phương pháp dân gian chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà đều không đảm bảo an toàn.

Thông thường, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh sẽ tự khỏi sau 48 giờ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như: suy hô hấp, rối loạn ý thức, co giật, không thể gây nôn… cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: rối loạn tiêu hóa kéo dài từ 2 - 3 ngày, đại tiện ra máu, tiêu ra máu trong 4 giờ và nghi ngờ ngộ độc Botulinum cần nhanh chóng chuyển đến bệnh viện để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

voh-tu-dieu-tri-ngo-doc-thuc-pham-tai-nha-duoc-khong-2

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh có triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, cần bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu sau.

Gây nôn

Cách này thường được áp dụng đối với những người có biểu hiện muốn nôn ói ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc hoặc người còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng dùng mọi biện pháp để nôn hết thức ăn đã ăn ra ngoài. Gây nôn càng sớm càng tốt để chất độc không ngấm vào cơ thể và gây hại. 

Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số cách như: uống 1 ly nước muối pha loãng rồi dùng ngón trỏ móc, ngoáy họng ở vị trí góc cuống lưỡi, nhằm kích thích cảm giác nôn. Người bệnh nôn được càng nhiều càng tốt để hạn chế chất độc có trong thực phẩm ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại.

Tuy nhiên, trong quá trình gây nôn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nếu người bệnh nằm nôn: hãy đặt người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ tử vong do sặc hoặc ngạt thở. 
  • Đối với trẻ em: người hỗ trợ cần thực hành động tác gây nôn khéo léo tránh gây trầy xước cổ họng trẻ.
  • Đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê: không nên kích nôn vì dễ gây sặc, ngạt thở. 

Nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Trường hợp người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần có thể gây mất nước. Lúc này cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng này. Cụ thể: 

  • Nếu trẻ bị nôn: cần cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ để bù nước.
  • Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy: điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế dịch lỏng và lượng muối đã mất, bằng cách sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol.
voh-tu-dieu-tri-ngo-doc-thuc-pham-tai-nha-duoc-khong-1
Nôn hết thức ăn ra ngoài sẽ hạn chế chất độc ngấm vào cơ thể - Ảnh: Internet

Uống Oresol

Nếu sử dụng Oresol để bù nước cho bệnh nhân, người hỗ trợ phải chọn lọc kỹ, pha đúng cách theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc dược sĩ. Không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 giờ, không đun sôi dung dịch.

Trường hợp ngộ độc tập thể, cần chia dung dịch oresol riêng cho từng người, không uống chung để tránh người bị ngộ độc nhẹ có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Đặt người bệnh nằm ngửa và đầu thấp

Trong quá trình sơ cứu, nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện khó thở, nghẹt thở, nên dùng tay sạch kéo lưỡi bệnh nhân ra ngoài, tránh tụt vào trong, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Theo dõi nhịp tim

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như: loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp.

Đưa đến cơ sở y tế

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu, cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu và bù nước kịp thời. 

voh-ngo-doc-thuc-pham-nsk

Hãy cùng theo dõi voh.com.vn - Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.

Bình luận