Ăn dưa hấu nhiều có tốt không? 5 lý do sau sẽ 'gỡ' băn khoăn

(VOH) – Dưa hấu ngọt mát, giúp làm giảm cơn ‘háo nước’ hiệu quả nên thường được ‘bình chọn’ là thức quả không thể vắng mặt khi thời tiết khô nóng. Tuy nhiên nếu ăn dưa hấu nhiều có tốt không?

Trong năm sẽ có 2 kì thu hoạch dưa hấu gồm vụ đông xuân (dịp giáp Tết) và vụ xuân hè, đây đều là thời điểm khí hậu có phần hanh khô nên thức quả mọng nước và giàu vitamin như dưa hấu luôn được ưa chuộng. 

1. Ăn dưa hấu nhiều có tốt không?

Dưa hấu là một trong các loại trái cây bổ sung đa dạng vitamin như vitamin B2, vitamin C, vitamin E cùng một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Song theo lời khuyên của các chuyên gia, KHÔNG NÊN ăn dưa hấu nhiều, tốt nhất mỗi lần chỉ nên ăn từ 100 – 150g dưa hấu, tương đương khoảng 2- 3 miếng. 

Dưới đây là một số tác hại của dưa hấu khi ăn quá nhiều: 

1.1 Hạ huyết áp quá mức

Trong quá trình điều trị bệnh cao huyết cao thì dưa hấu được xem như người bạn khá “thân thiện” song nếu thuộc nhóm người có huyết áp thấp, bạn nên cẩn trọng khi ăn nhiều dưa hấu. Khi tiếp nạp nước cùng hoạt chất amino acid L-citrulline từ dưa hấu với hàm lượng lớn có thể làm hạ huyết áp quá mức. 

1.2 Gây tích nước

Dưa hấu có chứa tới 91% nước trong thành phần dinh dưỡng nên khi tiếp nạp nhiều dưa hấu, thận không kịp bài tiết nước, lượng nước được tích trữ vượt khả năng của cơ thể, dẫn tới tình trạng phù nề tay chân và mệt mỏi. 

an-dua-hau-nhieu-co-tot-khong-5-ly-do-sau-se-go-ban-khoan-voh-0
Ăn nhiều dưa hấu sẽ làm tích trữ nước trong cơ thể, gây phù nề tay chân (Nguồn: Internet) 

1.3 Rối loạn tiêu hóa

Dưa hấu nằm trong danh sách trái cây có tính hàn, do vậy với người thường xuyên gặp với các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng hay tiêu chảy thì tuyệt đối không nên ăn nhiều, để tình trạng rối loạn tiêu hóa không trở nên trầm trọng hơn. 

Xem thêm: Ăn gì khi bị tiêu chảy? 7 loại thực phẩm sẽ giúp giải quyết vấn đề trên

1.4 Tổn thương dạ dày

Dưa hấu được khuyến cáo là thức quả mà người mắc các bệnh lý về dạ dày không nên sử dụng nhiều. Chất lycopene trong dưa hấu sẽ làm ảnh hưởng đến các vết viêm loét dạ dày, kích thích tiết dịch vị và gây ra các cơn co thắt. 

1.5 Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

Hàm lượng kali được tìm thấy trong dưa hấu khá dồi dào nhưng nếu không điều chỉnh chế độ ăn dưa hấu phù hợp thì việc dư thừa kali có thể gây ra sự mất cân điện giải trong cơ thể. Ngoài ra, sự tích tụ kali sẽ dẫn tới khó thở, tê liệt và thậm chí là suy tim. 

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết cơn suy tim và hướng khắc phục tốt nhất

2. Ai không nên ăn dưa hấu

2.1 Hạn chế ăn khi bị cảm lạnh

Nếu đang bị cảm lạnh thì tạm thời hãy “kiêng” dưa hấu bởi nguy cơ cao bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng hơn, cơ thể sốt cao và cảm thấy uể oải, mệt mỏi. 

Xem thêm: 4 lưu ý điều trị cảm lạnh tại nhà bạn nên biết

2.2 Người bị suy thận nên hạn chế ăn dưa hấu

Việc ăn quá nhiều dưa hấu sẽ nạp một lượng nước lớn vào cơ thể dễ khiến đi tiểu nhiều, những người bị suy thận nếu ăn dưa hấu sẽ gây tổn thương thận, giảm lượng đường trong máu.

2.3 Người đang bị viêm loét dạ dày

Người đang bị viêm loét dạ dày khi ăn quá nhiều dưa hấu sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều, dễ bị mất nước và làm cho quá trình hồi phục vết viêm loét diễn ra chậm hơn.

2.4 Bệnh nhân tiêu đường nên hạn chế ăn

Vì dưa hấu chứa khá nhiều đường glucozo, đường mía và fructozo nên việc người bệnh tiểu đường ăn nhiều sẽ phần nào làm gia tăng lượng đường trong máu, gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể và dễ dẫn tới ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.

2.5 Người có đường ruột yếu

Do dưa hấu chứa khá nhiều chất chống oxy hóa là lycopene nên những người có hệ tiêu hóa kém khi ăn vào sẽ dễ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và thậm chí cả buồn nôn.

3. Một số lưu ý ăn dưa hấu đúng cách

Dưa hấu không chỉ có ăn phần ruột mà các bộ phận khác như hạt dưa hấuvỏ dưa hấu cũng có thể ăn được, vì thế đừng bỏ lãng phí. Bên cạnh việc cân bằng lượng dưa hấu trong chế độ ăn hàng ngày, để chủ động trong việc phòng tránh những tác hại của dưa hấu mang lại cho sức khỏe, bạn nên tham khảo thực hiện một số lưu ý ăn đúng cách sau đây. 

3.1 Không ăn dưa hấu vào buổi tối

Dưa hấu là loại quả bổ sung nhiều nước và có tính hàn nên tốt nhất bạn không nên ăn vào buổi tối, hạn chế bị “lạnh bụng” hay đi tiểu đêm. Thời điểm tốt nhất để ăn dưa hấu là sau bữa ăn chính khoảng 30 – 45 phút. 

an-dua-hau-nhieu-co-tot-khong-5-ly-do-sau-se-go-ban-khoan-voh-1
Hạn chế ăn dưa hấu vào buổi tối để tránh bị lạnh bụng và tiểu đêm (Nguồn: Internet) 

3.2 Ăn dưa hấu ngay sau khi bổ

Sau khi bổ dưa hấu bạn nên tranh thủ ăn nhanh để tránh tình trạng biến chất và nhiễm vi khuẩn, gây đau bụng hay nghiêm trọng hơn là ngộ độc thực phẩm. 

3.3 Ăn dưa hấu nhiều có nóng không ?

Nhiều người thường thắc mắc liệu ăn dưa hấu có nổi mụn, có nóng không nhưng thực tế thì dưa hấu có tính mát, vị ngọt, giúp giải khát, giải nhiệt. Loại trái cây này còn được dùng để thanh lọc cơ thể, thải độc gan và trị chứng rối loạn bài tiết. Dưa hấu chỉ chứa 23 calo trên 100gr, vì thế thực phẩm này không chứa nhiều năng lượng nên ăn dưa hấu không hề nóng như nhiều người nghĩ.

3.4 Tránh ăn dưa hấu cùng chuối 

Cả chuối và dưa hấu đều là nhóm quả cung cấp nhiều kali nên tốt nhất không nên ăn hai trái cây này cùng nhau, nhằm ngăn ngừa việc tích trữ quá nhiều kali trong cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. 

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ “tỉnh táo” để ăn dưa hấu đúng cách, đảm bảo đúng khoa học và không gặp phải những ảnh hưởng xấu với sức khỏe nhé. 

Bình luận