Uống sữa có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

VOH - Uống sữa có nhiều lợi ích, có thể giúp xương chắc khỏe và tăng cường cơ bắp. Nhưng liệu sữa có chứa lactose thì có gây ra bệnh tiểu đường không?

Bác sĩ cho biết, uống sữa có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là uống các loại sữa ít béo. Tiêu thụ 200 đến 400 gram sản phẩm từ sữa hoặc 200 gram sữa ít béo mỗi ngày có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.

uong-sua-giam-nguy-co-tieu-duong-1
Khi nói đến sữa, người ta biết đến nhiều nhất là bổ sung canxi, nhưng thật ra sữa còn có rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe - Ảnh: TVBS

Đàn ông cũng nên uống sữa hàng ngày để tránh loãng xương như phụ nữ

Bác sĩ y học gia đình Hồng Vĩ Kiệt, trưởng hoa Y tế dự phòng tại Bệnh viện Nghĩa Đại (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ, lượng đường trong máu của bệnh nhân nam trung niên và cao tuổi luôn cao hơn bình thường một chút, chỉ số đường huyết lúc đói từ 100 đến 110 mg/dL, nhưng chưa đến giai đoạn bị tiểu đường, nếu như đường huyết lúc đói từ 126 mg/dL trở lên mới chứng tỏ một người đã bị tiểu đường. Lúc này, họ lo lắng có thể sẽ mắc bệnh tiểu đường nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình.

Vì người đàn ông cũng giống như phụ nữ cũng gặp phải tình trạng loãng xương nên bác sĩ khuyên các ông nên uống sữa hàng ngày nhưng họ có chút lo lắng rằng sữa có chứa đường lactose và liệu uống sữa có khiến họ mắc bệnh tiểu đường không?

Bác sĩ Hồng Vĩ Kiệt trích dẫn một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ với sự tham gia của 63.000 người lớn từ 45 đến 74. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu thói quen ăn uống của họ và theo dõi xem họ có tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 hay không và cuối cùng có 45.411 người đã hoàn thành nghiên cứu.

Không dung nạp lactose là gì?

Bác sĩ Hồng Vĩ Kiệt giải thích rằng, lactose là đường chính (hoặc carbohydrate) tự nhiên có trong sữa. Để cho đường sữa được hấp thụ vào ruột và cơ thể, trước tiên nó phải được tách thành glucose và galactose.

Cái gọi là không dung nạp lactose có nghĩa là các tế bào trong đường tiêu hóa không thể tiêu hóa hoàn toàn lactose. Do đó, người không dung nạp lactose sau khi tiếp xúc với các sản phẩm từ sữa có thể bị tiêu chảy, đầy hơi, xì hơi… Ngoài việc gây khó chịu ở đường tiêu hóa, thì thường không gây ra các triệu chứng toàn thân khác hoặc nguy hiểm đến tính mạng như dị ứng đạm sữa bò.

Đúng là có rất nhiều người không dung nạp được lactose. Theo thống kê, trong đó có khoảng 40% gặp vấn đề về đầy hơi hoặc xì hơi và 15% bị tiêu chảy.

Bác sĩ Hồng Vĩ Kiệt chia sẻ hai cách sau đây thường được sử dụng để giúp những người không dung nạp được lactose dần dần thích nghi với các sản phẩm từ sữa:

1. Hãy bắt đầu với số lượng nhỏ và thời gian ngắn, sau đó dần dần hình thành thói quen uống sữa mỗi ngày. Nó cũng giúp cơ thể điều chỉnh lại việc dung nạp đường lactose.

2. Có thể chọn sữa có hàm lượng lactose thấp hoặc không có lactose, hoặc các sản phẩm từ sữa lên men như phô mai, pho mát… chỉ chứa một lượng nhỏ lactose làm nguồn sản phẩm sữa hàng ngày.

Các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường

Bác sĩ Hồng Vĩ Kiệt cho biết thêm, một nghiên cứu khác đăng trên Tạp chí “Advances in Nutrition” năm 2019 đã phân tích và tổng hợp 12 nghiên cứu liên quan. Trong nghiên cứu, có 64.000 đến 567.000 đối tượng tham gia, độ tuổi từ 20 đến 88 tuổi và thời gian theo dõi dao động từ 4 đến 30 năm, kết quả cho thấy:

•    Tất cả các sản phẩm từ sữa (bất kể loại nào) đều có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường từ 9% đến 14%.

•    Các sản phẩm từ sữa ít béo làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường từ 17% đến 19%.

•    Sữa ít béo giúp giảm 18% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.

•    Sữa lên men làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường từ 14% đến 26%.

•    Tiêu thụ 200 đến 400 gram sản phẩm từ sữa hàng ngày (bất kể loại nào) có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường từ 3% đến 7%.

•    Tiêu thụ 200 gram sữa ít béo mỗi ngày có thể làm giảm từ 9% đến 12% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Một ly sữa không đường hoặc từ 1,5 đến 2 miếng phô mai vào mỗi buổi sáng và buổi tối

Bác sĩ Hồng Vĩ Kiệt cho biết, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, có thể vì chúng chứa canxi, protein sữa, chất béo trans fats hoặc axit béo chuyển hóa… có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, chức năng tế bào beta tuyến tụy và tăng cảm giác no.

Axit béo chuyển hóa là một dạng chất béo không bão hòa, đây là sản phẩm của quá trình bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng giúp chúng trở nên rắn hơn.

Theo khuyến nghị của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, uống một ly sữa tươi 240ml, sữa chua không đường hoặc sữa tươi, hay ăn từ 1,5 đến 2 miếng phô mai vào mỗi buổi sáng và buổi tối, điều này giúp ích cho sức khỏe rất nhiều, không chỉ giúp phát triển cơ bắp và xương chắc khỏe, hồi phục và ngăn ngừa thiểu cơ mà nó còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bình luận