7 tác dụng cải thiện sức khỏe của củ dong

(VOH) – Thời xưa củ dong vốn đã là một loại thực phẩm phổ biến cũng như là dược liệu trong các bài thuốc còn được lưu truyền đến ngày nay. Vậy tác dụng của củ dong với sức khỏe là gì?

Những ngày gió lạnh về, người người nhắn nhau tìm mua củ dong - thức quà quê dân dã đang vào vụ thu hoạch. Trong năm tháng khó khăn, cũng như ngô, khoai, sắn, củ dong là thực phẩm được dùng để thay thế lúa gạo bằng cách luộc ăn hoặc cắt miếng để chế biến thành nhiều món khác nhau. 

1. Đặc điểm của củ dong 

Củ dong còn được gọi là mì tinh, dong riềng, khoai riềng, khoai đao, khương vu,… Cây dong là một trong những loại cây được trồng phổ biến ở vùng đồi núi, chủ yếu thu hoạch vào các tháng cuối năm. 

Thực tế củ dong mà chúng ta đang sử dụng là phần rễ của cây dong, có màu trắng, vị ngọt, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các chuyên gia còn tìm kiếm và phát hiện củ dong riêng đỏ, hình dáng khá giống củ dong thông thường, song lá thường có màu đỏ tím và kích thước nhỏ bé hơn. 

7-tac-dung-cai-thien-suc-khoe-cua-cu-dong-voh-0
Củ dong là phần rễ của cây dong (Nguồn: Internet) 

2. Củ dong có tác dụng gì?

Nhờ việc cung cấp hàm lượng axit folic cao nên củ dong giúp hỗ trợ cải thiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số công dụng quan trọng mà củ dong đem lại cho sức khỏe. 

2.1 Hỗ trợ giảm cân 

Củ dong được đánh giá là thực phẩm chứa nhiều kháng tinh bột nên sẽ hoạt động như một chất xơ hòa tan trong ruột, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Chính vì vậy củ dong có thể là thực phẩm lý tưởng hỗ trợ quá trình giảm cân.  

2.2 Điều hòa kinh nguyệt 

Trong các bài thuốc Đông Y, củ dong thường được kết hợp với hoa đỗ quyên để hầm với gà, giúp điều hòa kinh nguyệt, khắc phục tình trạng rong kinh kéo dài ở chị em phụ nữ. 

2.3 Cải thiện hệ tiêu hóa 

Chất xơ có trong củ dong sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn đường ruột phát triển, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trong củ dong còn giúp định hình khối phân và bù nước cho cơ thể, giúp điều trị tiêu chảy. 

2.4 Tăng cường hệ miễn dịch

Tiếp nạp một lượng củ dong hợp lý sẽ làm tăng nồng độ kháng thể globulin trong máu, nhằm tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. 

2.5 Phòng ngừa bệnh tim mạch 

Củ dong bổ sung một lượng lớn axit folic và khoáng chất kali nên làm giảm nồng độ homocysteine trong máu, do đó cân bằng huyết áp ở mức ổn định, kiểm soát bệnh lý tim mạch cũng như bệnh mạch máu ngoại biên. 

2.6 Giảm sưng viêm 

Củ dong có tính kháng viêm mạnh, giúp giảm đau, sưng viêm rất hiệu quả. Đặc biệt, nhờ công dụng thanh nhiệt mà củ dong được dùng làm dược liệu trị ung nhọt trong giai đoạn sưng nóng đỏ đau. Có thể sắc lấy nước củ dong uống, ăn củ dong luộc hoặc giã nát đắp ngoài.

7-tac-dung-cai-thien-suc-khoe-cua-cu-dong-voh-1
Hoạt chất trong củ dong giảm sưng viêm, ung nhọt (Nguồn: Internet) 

2.7 Cải thiện giấc ngủ 

Hàm lượng sắt trong củ dong kích thích sản xuất huyết sắc tố, cải thiện máu lưu thông lên não và giảm chứng mất ngủ. Ngoài ra, hoạt động tuần hoàn máu diễn ra tốt sẽ làm giảm nguy cơ mắc rối loạn nhận thức như bệnh Alzheimer hay mất trí nhớ. 

3. Các phương pháp chế biến củ dong 

Có khá nhiều phương pháp chế biến và sử dụng củ dong, ở dạng tươi hoặc dạng bột. 

3.1 Củ dong luộc 

Nếu đang thèm củ dong này bạn có thể tự mình chế biến thức quà vặt này ngay tại nhà bằng cách luộc hoặc hấp. 

Trước khi luộc nên gọt vỏ bên ngoài, cắt thành khúc ngắn, sau đó bắc nồi nước để luộc củ dong trong khoảng 30 phút là có thể dùng được. 

3.2 Củ dong chiên giòn 

Đây là một món ăn rất khá lạ miệng nhưng rất dễ thực hiện. Sau khi lột vỏ và rửa sạch củ dong, đập dập từng củ rồi ướp với muối, bột nêm, hạt tiêu trong vòng 1 tiếng. Kế đến là chiên vàng giòn để thưởng thức. 

3.3 Miến dong 

7-tac-dung-cai-thien-suc-khoe-cua-cu-dong-voh-2
Tinh bột củ dong dùng để sản xuất miến dong (Nguồn: Internet) 

Củ dong được ép lấy tinh bột sản xuất miến dong. Vì làm từ tinh bột củ dong nên miến dong có nhiều chất xơ và cung cấp rất ít calo. Có thể sử dụng miến dong để chế biến miến lươn, miếng măng gà hay miến xào hấp dẫn. 

Xem thêm: ‘Điểm danh’ tác dụng của miến dong với sức khỏe - cách ăn an toàn không phải ai cũng biết

4. Hàm lượng dinh dưỡng của củ dong 

Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100g củ dong được phân tích như sau: 

  • Lượng calo: 78
  • Carb: 16g
  • Chất xơ: 2g
  • Chất đạm: 5g
  • Axit folic (Folate): 102% giá trị hàng ngày 
  • Photpho: 17% giá trị hàng ngày 
  • Sắt: 15% giá trị hàng ngày 
  • Kali: 11% giá trị hàng ngày 

Nhân mùa thu hoạch đang tới, tranh thủ tìm mua củ dong - thức quà giản dị mà giàu chất dưỡng để thưởng thức cũng như bồi bổ sức khỏe thôi nào!

Bình luận