Khoai mỡ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

(VOH) – Những món ăn ngon từ khoai mỡ chắc hẳn rất nhiều người đã từng ăn, thế nhưng, khi hỏi rằng khoai mỡ có tác dụng gì tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết để trả lời.

Khoai mỡ là loại củ có hình dáng bên ngoài khá xù xì, kích thước lớn hơn khoai lang và thường bị nhầm lẫn với khoai môn. Đây là loại thực phẩm được trồng và ưa chuộng trên toàn thế giới.

Vị ngọt, bùi, dễ ăn nên khoai mỡ được dùng trong nhiều món ăn từ ngọt đến mặn. Hơn thế, trong khoai mỡ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là những lợi ích điển hình nhất bạn có thể nhận được ngay khi ăn khoai mỡ:

1. Giúp duy trì sức khỏe

Khoai mỡ là loại củ giàu tinh bột, carbs, kali và vitamin C. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm anthocyanins, mang lại cho khoai mỡ màu sắc rực rỡ. Tất cả những dưỡng chất này đều quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt.

2. Bảo vệ tế bào và chống ung thư

Khoai mỡ là một những những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như anthocyanins và vitamin C.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, anthocyanins trong khoai mỡ là một chất chống oxy hóa polyphenol, có thể giúp làm giảm huyết áp và viêm nhiễm, đồng thời giúp ngăn ngừa một số loại ung thư và bệnh tiểu đường tuýp 2.

khoai-mo-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe-voh-0
Khoai mỡ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, khoai mỡ cũng là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh. Hàm lượng vitamin C trong khoai mỡ có tác dụng giữ cho các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường hấp thu sắt và bảo vệ DNA khỏi bị hư hại.

3. Kiểm soát lượng đường trong máu

Chất flavonoid trong khoai mỡ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã quan sát thấy chiết xuất từ khoai mỡ rất giàu chất flavonoid có thể làm giảm nguy cơ kháng insulin, bằng cách bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.

Hơn nữa, khoai mỡ có chỉ số đường huyết (GI) khá thấp, chỉ là 24, nên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì? Những lưu ý về chỉ số đường huyết để lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe

4. Giảm huyết áp

Các nhà nghiên cứu tin rằng khoai mỡ có thể có tác dụng làm giảm huyết áp nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa ấn tượng có trong thực phẩm này.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, khoai mỡ có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc hạ huyết áp thông thường. Một nghiên cứu khác cũng ghi nhận, chất chống oxy hóa trong khoai mỡ có thể ngăn chặn sự chuyển đổi chất angiotensin 1 thành angiotensin 2 - một hợp chất gây tăng huyết áp.

Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu trên ống nghiệm, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn về con người để có thể khẳng định tác dụng này của khoai mỡ.

5. Tăng cường sức khỏe đường ruột

Ăn khoai mỡ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nhờ chúng chứa nhiều carbs phức tạp và là nguồn tinh bột kháng dồi dào.

Một nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy tinh bột kháng từ khoai mỡ có thể giúp làm tăng số lượng vi khuẩn Bifidobacteria – một loại vi khuẩn lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột.

6. Cải thiện triệu chứng bệnh hen suyễn

Các chất chống oxy hóa như vitamin C và vitamin A trong khoai mỡ là những thành phần quan trọng giúp làm giảm nguy cơ và triệu chứng của bệnh hen suyễn.

khoai-mo-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe-voh-1
Khoai mỡ có thể làm giảm nguy cơ và triệu chứng của bệnh hen suyễn (Nguồn: Internet)

Một số nghiên cứu cho thấy, sự xuất hiện hen suyễn ở người lớn có thể liên quan đến việc cơ thể có quá ít vitamin A và trên thực tế, những người bị hen suyễn chỉ đáp ứng được khoảng 50% lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bị hen suyễn cũng tăng lên 12% ở những người có lượng vitamin C dinh dưỡng thấp trong cơ thể.

Xem thêm: Hen suyễn và những điều cần biết

7. Thực phẩm biến đổi linh hoạt

Nhiều người thường dùng khoai mỡ cho món canh, nhưng thực tế loại củ này còn có thể sử dụng trong nhiều món ăn thay cho các loại thực phẩm giàu tinh bột khác như trong món hầm, súp hoặc làm bánh.

Ở một số quốc gia, khoai mỡ còn được chế biến thành bột để giúp tạo màu sắc cho thực phẩm, chẳng hạn như trong các món bánh ngọt, kẹo, mứt hay món tráng miệng.

8. Các lợi ích tiềm năng khác

Ngoài tác dụng kể trên, khoai mỡ có thể mang đến bạn một số lợi ích sức khỏe tiềm năng khác, bao gồm:

8.1 Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Hàm lượng tinh bột khoáng trong khoai mỡ có thể làm tăng các enzym tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn tốt hơn.

8.2 Giảm cân

Khoai mỡ giàu tinh bột, điều này cho thấy rằng ăn khoai mỡ có thể giúp bạn no lâu và giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong khoai mỡ cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình giảm cân của bạn.

Xem thêm: Top 10 phương pháp giảm cân nhanh và hiệu quả nhất được cư dân mạng Nhật Bản bình chọn

8.3 Kháng khuẩn

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu trên thực tiễn, nhưng một số nghiên cứu quan sát cho thấy chiết xuất từ khoai mỡ có thể bảo vệ chống lại một số vi khuẩn kháng thuốc.

8.4 Cải thiện cholesterol

Nhiều nghiên cứu cho thấy khoai mỡ có tác dụng giảm cholesterol trong máu, tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để khẳng định chính xác tác dụng này của khoai mỡ.

Như vậy, khoai mỡ là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Loại thực phẩm này cũng rất “đa năng” khi có thể sử dụng được trong rất nhiều món ăn khác nhau, góp phần làm đa dạng bữa cơm gia đình.

Bình luận