Khám phá 4 tác dụng của lá khế giúp cải thiện sức khỏe

(VOH) – Người làm vườn thường cắt tỉa lá, dành dinh dưỡng ‘nuôi’ quả khế. Thế nhưng tác dụng của lá khế trong điều trị bệnh có thể khiến bạn bất ngờ đấy!

Có thể nói cây khế là một trong những cây ăn quả không làm “phụ lòng” người, bởi sau nhiều ngày tháng canh trồng và chăm bón kĩ lưỡng, hầu hết các bộ phận của cây đều có rất nhiều công dụng hữu ích. Nếu như quả khế được dùng ăn trực tiếp hay làm nguyên liệu ẩm thực, thì lá khế lại là một lá dược liệu Đông y vô cùng nổi tiếng.

1. Đặc điểm của lá khế

Theo đặc điểm cây trồng, lá khế thuộc họ lá kép, tương đối dày, có khoảng 10 lá đơn mọc đều hai bên, 1 lá mọc ở chính giữa phía đầu. Hình dáng của lá khế giống hình bầu dục, mặt phía trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới. 

Lá khế có vị chua và hơi chát, tính bình. Một số nghiên cứu trong y học cổ truyền đã tìm thấy lá khế chứa các hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn, điển hình như nhóm chất flavonoid. Đây cũng chính là lý do mà cho đến nay lá khế vẫn góp mặt ở các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả. 

kham-pha-4-cong-dung-cai-thien-suc-khoe-cua-la-khe-voh-1
Lá khế có hình bầu dục, vị chua chát (Nguồn: Internet) 

2. Lá khế có tác dụng gì?

Vốn được biết đến như dược liệu Đông y lành tính, dưới đây là một số tác dụng của lá khế đem lại: 

2.1 Lá khế trị mề đay 

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng và mẩn ngứa. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng hay độ tuổi nào, tuy nhiên tỉ lệ mắc ở nhóm trẻ nhỏ thường cao hơn cả. 

Trong trường hợp này, hãy giã nát lá khế tươi rồi xoa lên vùng da dị ứng hoặc nấu nước lá khế để tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Theo đó, các hoạt chất nhóm flavonoid được tìm thấy trong lá khế có tính kháng histamin – tác nhân gây ra chứng ngứa ngáy khó chịu. 

Xem thêm: BẬT MÍ bạn phương pháp bí truyền chữa bệnh nổi mề đay

2.2 Cải thiện đau đầu

Các cơn đau đầu xuất hiện do các nguyên nhân khác nhau, có trường hợp đau nhức đầu lành tính do áp lực công việc dẫn tới căng thẳng thần kinh, song cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. 

Với tình trạng lành tính, bên cạnh việc nghỉ ngơi thư giãn và xoa bóp đầu nhẹ nhàng, trước mỗi bữa ăn, nên dùng thêm nước lá khế tươi sắc cùng lá chanh tươi nhằm làm thuyên giảm các cơn đau. 

2.3 Tác dụng của lá khế giảm viêm họng

Như đã nói, lá khế vốn có tính bình, đồng thời bổ sung nhóm chất kháng viêm mạnh, do vậy, khi điều chế các bài thuốc điều trị viêm họng, ho khan hay ho có đờm, loại lá này là một thành phần thiết yếu. 

Phương pháp đơn giản nhất là giã nát lá khế tươi, sau đó trộn đều cùng muối tinh rồi vắt lấy nước uống. Vị của muối sẽ làm dịu đi vị chát từ lá khế, đồng thời cũng làm giảm cảm giác đau rát, ngứa cổ họng

kham-pha-4-cong-dung-cai-thien-suc-khoe-cua-la-khe-voh-2
Lá khế tươi có công dụng giảm sưng viêm, trị đau họng (Nguồn: Internet) 

2.4 Khắc phục chứng bí tiểu

Thông thường hoạt động bài tiết nước tiểu sẽ diễn ra nhờ vào sự co bóp, giãn nở của bàng quang. Thế nhưng, khi bị bí tiểu, dù cơ quan này đã chứa đầy nước tiểu, người bệnh vẫn không thể đi tiểu được, điều này gây đau tức và ứ đọng lượng nước tiểu. 

Để sớm khắc phục chứng bệnh, bên cạnh dùng đều đặn các thuốc đặc trị, mỗi ngày hãy uống bổ sung nước quả khế chua sắc cùng lá khế, giúp thanh nhiệt cũng như lợi tiểu. 

Xem thêm: Bí tiểu – nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

3. Cách sử dụng lá khế

3.1 Tắm lá khế trị ngứa, mề đay

Cách nấu nước lá khế trị ngứa, mề đay: Sử dụng 200g lá khế rửa sạch xong vò nát, bắt nồi nước cỡ 2 lít và cho thêm 1 ít muối. Đợi khi nước sôi thì mới cho lá khế đã vò nát vào rồi tắt bếp để nguội. Để nguội 1 lát rồi pha thêm với nước lạnh để nước ấm, dùng để tắm như bình thường nhưng sau khi đã tắm nước lá khế thì nên tắm lại 1 lần bằng nước sạch.

Lưu ý: Không sử dụng cho trường hợp da bị viêm nhiễm, các vết thương hở vì dễ gây nhiễm trùng.

3.2 Uống nước lá khế

Lá khế đem đi rửa sạch rồi để ráo nước. Bắc chảo lên bếp rồi lá khế vào để sao vàng lá, đợi khi lá héo lại thì lấy bỏ ra bát. Đợi nguội rồi cất bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi lần dùng thì chỉ cần lấy 1 ít cho vào ấm, hãm với nước sôi và uống.

kham-pha-4-cong-dung-cai-thien-suc-khoe-cua-la-khe-voh-3
Cách nấu nước lá khế (Nguồn: Internet)

4. Một số lưu ý cần biết khi dùng lá khế

Các bài thuốc từ lá khế thường khá đơn giản và dễ thực hiện, tuy vậy để phát huy tối đa tác dụng của lá khế mang lại và sử dụng an toàn cũng như hạn chế tối đa mắc phải tác dụng phụ nguy hại, cần thực hiện một số lưu ý sau đây: 

  • Sử dụng lá khế có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không thu hái từ cây có phun trùng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học. 
  • Trước khi dùng lá để sắc nước uống hoặc bôi đắp lên da, hãy rửa sạch, ngâm nước muối loãng nhằm loại bỏ bụi bẩn. 
  • Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng lá khế điều trị bệnh đúng cách, hạn chế những chuyển biến xấu của sức khỏe. 

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ hiểu thêm về tác dụng của lá khế và cách sử dụng thật hiệu quả, an toàn, từ đó giúp khắc phục tốt các chứng bệnh để không làm gián đoạn sinh hoạt thường ngày. 

Bình luận