Những thực phẩm người cao huyết áp nên tránh

VOH - Một trong những biện pháp hiệu quả hỗ trợ cho người cao huyết áp nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý.

Bên cạnh những loại thực phẩm có tác dụng duy trì huyết áp thì cũng có nhiều loại thực phẩm có thể tác động và khiến cho huyết áp tăng nghiêm trọng hơn. Do đó, những người tăng huyết áp nên tránh một số loại thực phẩm dưới đây.

Muối

Trong muối ăn hàm lượng natri chiếm khoảng 40%. Cho nên nếu sử dụng muối có thể dẫn tới các tác hại cho sức khỏe. Bởi vì khi lượng muối trong cơ thể tăng quá mức, có thể sẽ giữ thêm nước để loại các loại muối có lợi khác ra khỏi cơ thể.

cao huyết áp
Người cao huyết áp nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý

Thực phẩm có đường

Thực phẩm có đường mang lại ít lợi ích cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ tăng cân, có thể góp phần làm tăng huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy, thực phẩm có đường có thể làm tăng huyết áp hơn cả muối.

Nước ngọt có ga chứa nhiều đường đã qua chế biến, lượng calo rỗng. Đồ uống có hàm lượng đường cao có liên quan đến việc tăng tỷ lệ béo phì ở mọi lứa tuổi. Thực tế, những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn.

Xem thêm: NHS: Khoảng 4 triệu người Anh mắc bệnh cao huyết áp

Các loại dưa muối chua

Hầu hết các loại thực phẩm đã qua quá trình bảo quản đều có chứa hàm lượng muối nhất định và có khối lượng cao hơn so với nhu cầu một ngày của một người. Bởi vì muối giúp ngăn quá trình phân rã của thực phẩm.

Bên cạnh sản phẩm thịt muối thì rau của muối chua và đóng hộp cũng là những sản phẩm có hàm lượng muối khá cao. Một miếng dưa muối chua có thể chứa tới 390 gam natri.

Vì vậy, những người có dấu hiệu mắc cao huyết áp hoặc đã mắc bệnh hoặc muốn dự phòng bệnh không nên sử dụng những loại rau củ quả muối chua.

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chuyển hóa

Mặc dù thực phẩm giàu chất béo không phải là yếu tố trực tiếp gây nên tình trạng tăng huyết áp, nhưng khi sử dụng nhiều các loại chất béo này có thể khiến cho cơ thể tăng hàm lượng cholesterol xấu và tác động lên tình trạng huyết áp của mỗi người.

Ngoài ra, cùng với sự kết hợp của cholesterol xấu cao và nguy cơ tăng huyết áp có thể khiến cho bạn mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Vì vậy, những người tăng huyết áp không nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Bên cạnh đó, ruột cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc tăng huyết áp. Hơn nữa, rượu còn chứa hàm lượng calo cao nên gan phải thực hiện chuyển hóa cao hơn so với bình thường đồng thời có thể gây nên tình trạng tăng cân.

Rượu bia

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn bị huyết áp cao, bác sĩ có thể khuyên nên hạn chế uống rượu bia.

Ở những người không bị tăng huyết áp, hạn chế uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp. Rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc huyết áp mà bạn đang dùng làm giảm tác dụng của thuốc.

Rượu còn chứa hàm lượng calo cao nên gan phải thực hiện chuyển hóa cao hơn so với bình thường đồng thời có thể gây nên tình trạng tăng cân.

Ngoài ra, đồ uống có cồn chứa nhiều đường và calo. Uống rượu có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Caffeine

Caffeine có thể làm tăng huyết áp tạm thời, gây ra chỉ số huyết áp cao. Những người có tiền sử huyết áp cao nguy hiểm có thể cần liên hệ với bác sĩ để thảo luận về việc giảm hoặc loại bỏ lượng caffeine.

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến huyết áp một cách tiêu cực lẫn tích cực. Những thực phẩm nhiều muối, đường, chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể làm tăng huyết áp, gây hại cho sức khỏe tim mạch.

Bằng cách hạn chế những thực phẩm trên và thay thế chúng bằng các lựa chọn lành mạnh, bạn có thể giữ huyết áp của mình ở mức ổn định.

Bình luận