Rau lang có thể chống ung thư

VOH - Trên mạng xã hội chia sẻ “rau lang rất thần kỳ, kết hợp với uống sữa đậu nành có thể chữa bệnh gút (bệnh gout), tránh cao huyết áp và chống lại tế bào ung thư”. Thực tế, điều này có đúng không?

Rau lang có thể giúp tránh “tam cao”?

Huang Shuhui, giám đốc Quỹ Chăm sóc Ung thư và chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Bệnh viện Bưu điện Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, rau lang là loại rau có màu xanh đậm, giàu chất phytochemical, vitamin…

Rau lang ngoài ăn rất ngon, trong y học cổ truyền, nó còn được xem là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như phiên chử, cam thử. Rau lang là một loại rau có tính bình, ích khí hư, không độc, tư thận âm, chữa tỳ hư, tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh...

rau lang
Rau lang ngoài ăn rất ngon, trong y học cổ truyền, rau lang còn được xem là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như phiên chử, cam thử - Ảnh: TVBS

Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe. Thực tế, tất cả các loại rau xanh đều rất giàu chất xơ, có thể làm tăng cảm giác no và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Lin Jingqi, bác sĩ điều trị tại Khoa Thấp khớp của Bệnh viện Jiayi Changgeng (Đài Loan) cho biết, đối với bệnh mỡ máu cao, rau lang có chứa chất xơ, có thể gúp làm giảm sự hấp thụ chất béo của cơ thể; đối với những người có đường huyết cao (tăng đường huyết), rau lang có thể làm tăng cảm giác no và ngăn ngừa tăng nhanh chóng lượng đường trong máu.

Chen Lingru, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Thành phố Đài Bắc cho biết, rau lang rất giàu kali, có thể làm tăng bài tiết natri của cơ thể và giúp kiểm soát huyết áp rất tốt.

Trong y học cổ truyền, tam cao là khái niệm chỉ 3 nhóm bệnh gồm huyết áp cao, đường huyết cao và mỡ máu cao.

Rau lang có thể chống ung thư?

Chuyên gia Chen Lingru cho biết, rau lang rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp đại tiện thuận lợi, tránh táo bón, rút ngắn thời gian tiếp xúc giữa các chất gây ung thư và niêm mạc ruột, đồng thời có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh đại trực tràng và bệnh ung thư.

Chuyên gia dinh dưỡng Chen Lingru cũng cho biết thêm, các chất phytochemical (hóa chất thực vật) và vitamin C và E có trong rau lang có tác dụng chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giảm tổn thương oxy hóa trong cơ thể và giảm nguy cơ ung thư.

Không nên ăn rau lang và uống sữa đậu nành cùng thời điểm

Chuyên gia Huang Shuhui cho biết, rau lang rất giàu axit oxalic, nếu kết hợp ăn rau lang với uống sữa đậu nành thì trong sữa đậu nành có chứa canxi và sắt, khi axit oxalic liên kết với canxi và sắt sẽ tạo thành các hợp chất canxi oxalate và sắt oxalate không dễ hấp thụ.

Thông thường, nên mọi người hay được khuyến cáo ăn rau lang và các sản phẩm từ đậu nành vào các thời điểm khác nhau, không nên ăn cùng lúc với nhau chẳng hạn như uống sữa đậu nành vào bữa sáng, còn rau lang thì ăn vào buổi trưa.

Rau lang và sữa đậu nành có chữa được bệnh gút không?

Chuyên gia dinh dưỡng Huang Shuhui cho rằng, ăn rau lang vào uống sữa đậu nành không thể chữa khỏi bệnh gút (bệnh gout). Hơn nữa, sữa đậu nành không phải là thực phẩm có hàm lượng purine thấp mà là thực phẩm có hàm lượng purine trung bình, nếu bệnh nhân gút uống quá nhiều sữa đậu nành có thể làm tăng nguy cơ hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh gút.

Bình luận