Tác dụng của sơn tra: vị thuốc ‘đa năng’ của mọi nhà

(VOH) - Sơn tra là một trong những loại trái cây đặc sản ở Việt Nam. Loại quả này không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào mà quả sơn tra còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Sơn trà là một loại cây có vị chua và ngọt nhẹ. Loại quả này không có nhiều ở miền Nam nhưng lại thường thấy ở các tỉnh miền Bắc nước ta.

1. Tìm hiểu chung về quả sơn tra

Sơn tra (hay còn gọi là quả táo gai) có tên khoa hoặc là Fructus Crataegi, đây là loại cây thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).  

1.1 Nguồn gốc,  phân bố, đặc điểm

Cây sơn tra có nguồn gốc ở khu vực ôn đới Bắc bán cầu tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ qua loại quả mọng nhỏ bé này lại được sử dụng như một loại thảo dưỡng và cũng cung được coi là một phần quan trọng trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc.

Quả sơn tra 1
Sơn tra là loại quả phổ biến ở miền Bắc Việt Nam (Nguồn: Internet)

Tại Việt Nam, sơn tra thường mọc hoang ở các vùng núi cao tại các tình miền Bắc như Hoàng Liên Sơn, Cao Lạng, Hà Tiên.... Tuy nhiên, sơn trà tại Việt Nam được chia thành 2 loại là: Nam sơn tra và Bắc sơn tra.

  • Bắc sơn trà: Cây bụi cao khoảng 5 – 6m, cành nhỏ có gai. Lá có phần mép răng cưa, mặt dưới dọc theo gân có lông mịn. Hoa hợp thành tán. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ.
  • Nam sơn trà: Cây bụi cao khoảng 15cm, thân có gai nhỏ. Lá dài rộng. Hoa hợp thành tán, cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng và đỏ.

1.2 Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Quả Bắc sơn tra hay Nam sơn tra điê có tính chất dược phẩm nên đều có thể sử dụng làm thuốc.

Bạn có thể thu hái quả sơn tra quanh năm, tuy nhiên, thời gian thu hoạch nhiều nhất là vào mùa hè – thu.

Quả sau khi được thu hái sẽ mang đi rửa sạch, thái thành từng lát mỏng với độ dài từ 0.3 – 0.7cm rồi đem phơi khô hoặc sấy khô.

Quả sơn trà sau khi chế biến cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn nên bảo quản trong bao bì để có thể sử dụng lâu dài.

2. Quả sơn tra có tác dụng gì?

Sơn trà vốn là vị thuốc rất quen thuộc trong Đông y, tuy nhiên, trong những năm gần đây loại quả này cũng đã được nghiên cứu trong y học hiện đại và đem lại nhiều kết quả khả quan.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, trong qua sơn trà có nhiều tác dụng dược lý, có thể giúp phòng và điều trị một số vấn đề sức khỏe như:

2.1 Hỗ trợ tiêu hóa

Quả sơn tra chứa nhiều axit hữu cơ, hàm lượng vitamin C và chất xơ nên có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, tình trạng táo bón và kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột.

Quả sơn tra 2
Chất chất dinh dưỡng trong quả sơn trà có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, ăn quả sơn trà cũng giúp bạn điều hòa nhu động ruột, điều tiết sự co bóp của cơ trơn dạ dày và ruột.

2.2 Chống xơ vữa động mạch

Chất flavonoid trong quả sơn tra có thể giúp làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol xấu trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu, lăng lipid máu hoặc tích tụ các mảng bám trong thành mạch máu.

2.3 Tốt cho tim mạch

Một trong những tác dụng của sơn trà chính là giúp hạ huyết áp, làm giãn và tăng tăng lưu lượng động mạch vành tim, giúp làm giảm lượng oxy tiêu thụ của cơ tim, từ đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ tim mạch và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ.

Xem thêm: Đột quỵ - dấu hiệu nhận biết sớm nhất để ‘bảo toàn’ tính mạng và tránh tàn phế

2.4 Chống viêm

Viêm mãn tính được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh như hen suyễn, tiểu đường tuýp 2 hoặc ung thư.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên động vật ghi nhận, chiết xuất từ quả sơn trà có thể làm giảm sự hiện hiện của các hợp chất gây viêm trong cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng viêm cũng như hạn chế sự hình thành và phát triển bệnh hen suyễn những căn bệnh liên quan khác.

2.5 Giảm lo lắng

Ăn quả sơn trà có thể giúp làm dịu các triệu chứng lo lắng. Sơn trà có tác dụng an thần nhẹ. Khi sử dụng chiết xuất từ quả sơn trà, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và giảm căng thẳng hơn.

2.6 Chữa bệnh tim

Một số nghiên cứu tin rằng, quả sơn tra có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim. Nghiên cứu ghi nhận, những người sử dụng chiết xuất quả sơn trà cùng với thuốc điều trị suy tim có những sự cải thiện đáng kể về chức năng tim và khả năng chịu đựng của cơ thể khi tập thể dục.

Tuy nhiên, liều lượng sử dụng chiết xuất từ sơn trà như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định liều lượng trên từng bệnh nhân cụ thể.

2.7 Một số tác dụng khác

Trong Đông y, dược liệu sơn tra còn mang đến các công dụng như:

  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
  • Giúp tử cung mau hồi phục sau sinh nở

3. Ăn quả sơn tra nhiều có tốt không?

Không chỉ là một vị thuốc tốt trong Đông y, nhiều người còn xem quả sơn tra như một loại trái cây để ăn hàng ngày.

Quả sơn tra 3
Ăn nhiều sơn tra có thể gặp phải những tác dụng phụ cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Mặc dù việc sử dụng quả sơn tra được coi là an toàn với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tiêu thụ quả sơn trà quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng như:

  • Buồn nôn, chóng mặt
  • Đau bụng
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Nhức đầu, mệt mỏi
  • Đánh trống ngực
  • Mất ngủ
  • Kích động
  • Tiêu chảy

Một số người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tim, cholesterol và huyết áp cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng quả sơn trà, bởi loại quả này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc.

4. Quả sơn tra làm được món gì ngon?

Sơn tra thường có nhiều ở các tỉnh miền Bắc, bạn có thể tìm mua ở các chợ nông sản, cửa hàng thực phẩm sản hoặc mua trực tuyến. Với quá sơn tra bạn có thể kết hợp trong chế độ ăn uống theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:

  • Ăn trực tiếp: Loại quả này có vị chua, ngọt dịu nên bạn có thể ăn như những loại trái cây thông thường khác.
  • Pha trà: Bạn có thể mua trà đã được pha sẵn hoặc tự pha trà quả sơn trà đã được phơi khô.
  • Làm mứt và các món ăn tráng miệng: Quả sơn trà có thể được chế biến thành mứt, si-rô hoặc làm nhân bánh.
  • Giấm và rượu: Quả sơn trà có thể được ủ lên men để tạo thành một một loại rượu ngon dành cho người trưởng thành hoặc chế biến thành giám để thêm vào các món salad.

5. Thành phần hóa học có trong sơn tra

Sơn tra vốn là loại quả mọng chứa nhiều dinh dưỡng và có vị chua, ngọt nhẹ. Không chỉ hấp dẫn ở hình dáng bên ngoài, thành phần dinh dưỡng trong quả sơn tra cũng vô cùng phong phú.

Một số thành phần dinh dưỡng được ghi nhận bao gồm: chất đạm, chất béo, chất đường, các acid hữu cơ, vitamin C, vitamin B2, caroten, canxi....

Ngoài ra, sơn tra còn chứa chất kẽm, sắt, tanin, acetylcholine, polyphenol cùng nhiều chất chống oxy hóa cực tốt cho sức khỏe.

Có thể nói sơn trà là loại trái cây chứa nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, loại quả này cũng rất dễ thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng sơn tra như một loại dược liệu thì hãy nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Bình luận