Những tác dụng của tỏi đen và cách dùng tốt cho sức khỏe

(VOH) – Có thể bạn đã quen với tỏi tươi, đặc biệt là mùi và vị nồng của nó. Vậy bạn đã bao giờ nghe nói về tỏi đen chưa? Loại tỏi đặc biệt giúp phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó có ung thư.

Tỏi đen là tỏi tươi được chuyển sang màu đen bằng quá trình lên men nhiệt thông qua phản ứng Maillard (phản ứng giữa đường và axit amin ở nhiệt độ thích hợp). Quá trình này được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ cao (70 độ C) trong 35 – 45 ngày để tạo ra nhân (tép tỏi) có màu đen.

Thông quá quá trình lên men, tép tỏi chuyển sang màu đen đặc trưng. Kết cấu và hương vị của tỏi cũng thay đổi. Nó thường sẽ mềm, dai và ngọt hơn tỏi tươi thông thường.

Những tác dụng của tỏi đen và cách dùng tốt cho sức khỏe 1
Tói đen có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn tươi thông thường (Nguồn: Internet)

Cho đến hiện nay, nguồn gốc của tỏi đen vẫn không rõ ràng, tuy nhiên, nó có thể bắt nguồn từ châu Á, sau đó mới dần lan rộng ra khắp thế giới. Nhiều người rất thích ăn tỏi đen không chỉ vì mùi vị đặc biệt của nó, mà còn vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác, giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1. Tác dụng của tỏi đen là gì?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, hàm lượng chất dinh dưỡng của tỏi đen cao gấp nhiều lần so với tỏi thông thường. Trong quá trình lên men nhiệt, hàm lượng đường tăng khoảng 13 lần, fructose tăng 52 lần, hoạt chất sallyl lcystein (SAC – chất quan trọng nhất trong tỏi đen) tăng 6 lần.

Ngoài ra, hợp chất superoxide dismutase (SOD) tăng gấp 10 lần so với tỏi tươi và 18 loại axit amin cũng được tạo ra sau quá phản ứng này. Chính vì thế ăn tỏi đen có tác dụng phòng và điều trị nhiều loại bệnh hiệu quả.

1.1 Kiểm soát lượng đường trong máu

Giống như tỏi tươi, tỏi đen có tác dụng tích cực với các bệnh nhân bị tiểu đường. Ăn tỏi đen có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Giảm lượng đường trong máu sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như các triệu chứng tiểu đường.

Mức độ oxy hóa trong tỏi đen rất cao, điều này có thể làm hạn chế các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

1.2 Ngăn ngừa ung thư

Thông qua quá trình lên men bằng nhiệt, tỏi đen chứa hợp chất SAC và dẫn xuất của amino acid cysteine có hàm lượng cao hơn nhiều so với tỏi tươi, nên tỏi đen có tác dụng chống lại gốc tự do, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Một nghiên cứu cho thấy, ăn tỏi đen có thể làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết.

nhung-tac-dung-cua-toi-den-va-cach-dung-tot-cho-suc-khoe-voh-0
Ăn tỏi đen có thể ngăn ngừa một số loại tế bào ung thư phát triển (Nguồn: Internet)

Dịch chiết tỏi đen cũng có khả năng làm hạn chế sự phát triển của tế bào khối u. Cơ chế hoạt động của tỏi đen không trực tiếp gây độc tế bào khối u mà qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

1.3 Chất chống oxy hóa tuyệt vời

Một trong những công dụng tỏi đen chính là bản thân nó là một chất chống oxy hóa tuyệt vời.  Các hợp chất trong tỏi đen lâu năm có thể ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó sẽ làm giảm tổn thương tế bào và có thể giúp hạn chế sự phát triển và khả năng lây lan các tế bào ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, tác dụng của tỏi đen đối với phụ nữ chính là ngăn ngừa sự lão hóa da vô cùng hiệu quả nhờ hoạt chất chống oxy hóa trong tỏi đen vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, nếu bạn muốn kéo dài tuổi thanh xuân, có thể thử tìm hiểu và sử dụng tỏi đen thường xuyên.

Xem thêm: Chất chống oxy hóa trong thực phẩm cùng tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa mà ít ai biết đến

1.4 Chống vi khuẩn, virus, kháng nấm

Có thể nói, đặc tính chống vi khuẩn, virus, kháng nấm là một trong những công dụng của tỏi đen. Nhờ chất S-ally-L-cysteine có trong thành phần tỏi đen, giúp hỗ trợ sự hấp thụ và chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, từ đó thúc đẩy khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập, nhiễm nấm.

1.5 Bảo vệ gan

Nhờ đặc tính chống oxy hóa cao nên tỏi đen có thể làm ổn định men SGOT, SGPT, chống gan nhiễm mỡ, ngăn chặn những tổn thương ở gan do bia rượu. Công dụng của tỏi đen còn giúp điều tiết hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.

1.6 Bảo vệ tim mạch

Tỏi tươi được biết đến với khả năng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Tỏi đen cũng có thể cung cấp các tác dụng bảo vệ tương tự. Ăn tỏi đen thường xuyên có thể giúp làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, từ đó làm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Xem thêm: Những lý do khiến phụ nữ dễ mắc bệnh tim mạch hơn nam giới

2. Cách dùng tỏi đen để phát huy tác dụng tốt

Với những lợi ích của tỏi đen đối với sức khỏe con người thì đây là một loại thực phẩm cần được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Hiện nay, trên thị trường tỏi đen có 2 loại là: tỏi đen cô đơn và tỏi đen nhiều nhánh. Công dụng của 2 loại tỏi này đương đối giống nhau và cách dùng cũng tương tự.

2.1 Dùng tỏi đen trực tiếp

Bạn chỉ cần bóc vỏ và dùng trực tiếp khoảng 3 – 5g tỏi/ngày (khoảng 1 – 4 tép tỏi). Dùng tốt nhất vào buổi sáng trước bữa ăn, bạn nhai kỹ sau đó uống ngay 1 cốc nước lọc.

Ăn tỏi đen trực tiếp sẽ giúp cơ thế hấp thu dưỡng chất tốt nhất và ngăn ngừa bệnh tật tối ưu.

Lưu ý: Tùy vào từng độ tuổi mà liều lượng dùng có sự khác nhau.

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 – 2 tép/ngày
  • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi dùng 1 tép/ngày
  • Người già dùng 1 - 2 tép/ngày
  • Phụ nữ đang mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2.2 Làm nước ép tỏi đen

Lấy 3 – 5g tỏi đen cùng một chén nước ấm cho vào máy xay nhuyễn, dùng rây lọc bỏ bã. Bạn có thể uống nước ép tỏi đen hoặc dùng cùng với sinh tố, nước ép hoa quả và nếu muốn tiết kiệm thời gian bạn có thể xay tỏi đen với số lượng nhiều và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

nhung-tac-dung-cua-toi-den-va-cach-dung-tot-cho-suc-khoe-voh-1
Ngoài ăn tỏi trực tiếp bạn có thể sử dụng nước ép tỏi đen (Nguồn: Internet)

Uống nước ép tỏi đen sẽ giúp dưỡng chất hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

2.3 Tỏi đen ngâm mật ong

Dùng khoảng 125 – 150g tỏi đen bóc vỏ, để nguyên củ cho vào lọ thủy tinh, đổ mật ong vào cho ngập hết tỏi đen, ngâm trong 3 tuần là có thể sử dụng.

Mỗi ngày bạn ăn khoảng 3 củ tỏi đen và 1 thìa mật ong, nên chia đều ra các bữa ăn trong ngày.

Tỏi đen ngâm mật ong có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh, hỗ trị điều trị đau dạ dày, hạn chế lão hóa và làm đẹp da.

2.4 Tỏi đen ngâm rượu

Lấy 250g tỏi đen, bóc bỏ vỏ ngâm với 1 lít rượu trắng trong lọ thủy tinh trong khoảng 10 ngày có thể dùng được. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 30 - 40 ml sau bữa ăn giúp phát huy những công dụng của tỏi đen.

Tỏi đen ngâm rượu là một bài thuốc giúp cơ thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất, có khả năng diệt khuẩn, ngừa ung thư, giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch. Rượu tỏi đen giữ được 100 % hoạt chất allicin – một loại kháng sinh tự nhiên cực mạnh giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật.

Xem thêm: Rượu tỏi – uống lúc nào và liều lượng như thế nào là an toàn nhất?

3. Tác dụng phụ của tỏi đen

Tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng tỏi đen. Dưới đây là những đối tượng không nên sử dụng tỏi đen để tránh gặp phải những tác dụng phụ của tỏi đen:

nhung-tac-dung-cua-toi-den-va-cach-dung-tot-cho-suc-khoe-voh-2
Ăn quá nhiều tỏi đen cùng lúc có thể gây ra tác dụng phụ (Nguồn: Internet)
  • Gan có thể bị tổn thương nếu bạn tiêu thụ tỏi đen liên tục với liều lượng nhiều.
  • Tỏi là một trong những thực phẩm có thể gây trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bạn đang có vấn đề về dạ dày, nên hạn chế sử dụng thực phẩm này. Một số nghiên cứu quan sát cho thấy, việc uống nước ép tỏi quá mức có thể gây buồn nôn, ói nửa và ợ nóng.
  • Tỏi đen không phải là thực phẩm “thân thiện” với người có huyết áp thấp, do tỏi đen có thể làm hạ huyết áp. Vì thế, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp thì không ăn tỏi đen.
  • Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng tỏi đen có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
  • Ăn tỏi đen có thể khiến tầm nhìn của bạn bị rút ngắn. Đây được xem là một tác dụng phụ của tỏi đen.
  • Đau đầu cũng là một trong những phản ứng phụ thường gặp nếu bạn ăn tỏi đen quá nhiều. Mặc dù, tỏi đen không trực tiếp gây ra chứng bệnh này, nhưng nó lại là nguyên nhân kích hoạt các dây thần kinh khiến bạn cảm thấy đau nhức đầu.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu nên hạn chế sử dụng tỏi đen. Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt nóng sốt... cũng không nên dùng nhiều tỏi đen.

Như vậy, với người bình thường bạn có thể ăn 2- 3 củ tỏi đen cô đơn hoặc 3 - 5 tép tỏi đen nhiều nhánh. Người bị cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ trong máu, tiểu đường nên ăn 3-4 củ tỏi đen cô đơn/ngày. Riêng người già và trẻ em chỉ nên ăn 1-2 củ tỏi đen cô đơn/ngày.

4. Những tiêu chí để chọn tỏi đen chất lượng

Những công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe con người là không thể phủ nhận nhưng điều quan trọng là bạn phải mua được sản phẩm chất lượng và biết sử dụng đúng cách. Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn chọn được tỏi đen chất lượng.

4.1 Về hàm lượng hoạt chất

Tỏi đen chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe khi nó mang hàm lượng các hoạt chất sinh học có giá trị cao như S-allyl cysteine, polyphenol, flavonoid, các acid amin, vitamin… Trong đó, quan trọng nhất là S-allyl cysteine (SAC).Chất SAC có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống ung thư, tiểu đường...

Vì thế, khi mua tỏi đen bạn nên yêu cầu cung cấp phiếu phân tích hàm lượng SAC. Đây là căn cứ hàng đầu để bạn chọn mua tỏi đen chất lượng.

4.2 Về hình thức cảm quan

Xét về hình thức bên ngoài, tỏi đen đạt chuẩn chất lượng sẽ có những đặc điểm như: tỏi luôn khô ráo, ruột tỏi mềm dẻo như ô mai, có màu đen, vị ngọt – chua, không cay, không đắng, mùi thơm dễ chịu (không còn mùi của tỏi tươi).

Như vậy, để tỏi đen phát huy được hết những tác dụng tuyệt vời của nó dành cho sức khỏe, bạn cần phải biết lựa chọn sản phẩm chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn và mang lại lợi ích tốt khi sử dụng.

Bình luận