Cẩn trọng 8 tác hại của củ dền và những lưu ý khi ăn

(VOH) – Củ dền vừa có màu đỏ đẹp mắt, vừa đem lại vô vàn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Dù vậy, song hành với các lợi ích sức khỏe, chúng ta cũng cần chủ động phòng tránh một số tác hại của củ dền.

Củ dền mọng nước, có vị ngọt dịu nên thường được làm nguyên liệu của khá nhiều món ăn và thức uống bổ dưỡng, như nước ép củ dền, salad hay các món canh hầm. Thế nhưng sử dụng với hàm lượng thế nào và cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe là điều chúng ta cần tìm hiểu thực hiện. 

1. Một số tác hại của củ dền cần phòng tránh

Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng, khi chế biến chỉ nên dùng từ 2 – 3 củ dền, nếu sử dụng nước ép củ dền thì không nên vượt quá 140ml một ngày. Bên cạnh đó, các bữa ăn trong tuần nên đa dạng, hạn chế ăn quá nhiều các món ăn từ củ dền. Duy trì chế độ ăn hợp lý như vậy nhằm chủ động phòng tránh một số tác hại của củ dền dưới đây: 

1.1 Dư thừa vi chất sắt

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng vi chất sắt được tìm thấy trong củ dền tương đối dồi dào, thành tố này góp phần không nhỏ trong quá trình sản sinh hemoglobin và myoglobin, đồng thời kích thích tái tạo tế bào máu, ngăn chặn tình trạng thiếu máu xảy ra. 

Thế nhưng khi không kiểm soát lượng củ dền trong khẩu phần ăn rất dễ dẫn tới bệnh lý dư thừa sắt – hemochromatosis, làm tăng áp lực lên hoạt động của gan và tụy. 

1.2 Tăng nguy cơ mắc sỏi thận

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và nhận thấy rằng củ dền thuộc nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng oxalat tương đối lớn - tác nhân làm kết tụ sỏi thận. Nếu tiếp nạp quá nhiều oxalat nhưng không bù đủ lượng chất lỏng cho hoạt động bài tiết của thận thì hoạt chất này sẽ liên kết với canxi, photpho hay cystine hình thành sỏi và lắng đọng ở nhú thận. (1)

can-trong-5-tac-hai-cua-cu-den-va-3-luu-y-an-dung-cach-phai-biet-voh-0
Tiếp nạp hàm lượng lớn oxalat trong củ dền làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận (Nguồn: Internet)

1.3 Hạ huyết áp quá mức

Dù củ dền thuộc thực phẩm giàu dinh dưỡng song với nhóm người mắc bệnh lý huyết áp thấp thì cần cận trọng khi sử dụng. Theo đó, bổ sung lượng lớn chất nitrat từ loại củ này có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thấp quá mức. 

Xem thêm: Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì và kiêng gì?

1.4 Rối loạn tiêu hóa

Củ dền là một trong những thực phẩm chứa các carbohydrate chuỗi ngắn – dạng chất mà ruột non rất khó hấp thu, hút nhiều nước và thậm chí có thể lên men. Chính vì lý do đó, thói quen ăn củ dền liên tục trong thời gian gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi hoặc tiêu chảy

1.5 Làm nước tiểu đổi màu

Hiện tượng nước tiểu đổi màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ rất thường xảy ra khi chúng ta ăn củ dền. Thực tế đây không phải là tình trạng nguy hiểm mà phần lớn xuất hiện do hoạt chất tạo nên sắc tố đỏ từ củ dền, gồm betacyanin và betasanthin.

Tuy nhiên, nếu sự biến đổi màu sắc của nước tiểu diễn ra trong thời gian dài, nghi ngờ tiểu ra máu thì bạn cần liên hệ cơ sở y tế để thăm khám. 

Xem thêm: Tiểu ra máu – hãy cẩn thận những căn bệnh này

1.6 Tác hại của củ dền làm tăng nguy cơ sỏi mật

Vì củ dền giàu axit oxalic cũng dễ gây ra tình trạng sỏi mật khi ăn quá nhiều, vì vậy nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat như củ dền để tránh bị sỏi mật.

1.7 Phân màu đen

Vì trong củ dền chứa nhiều sắc tố đỏ làm cho phân trở nên màu đen, đôi khi đi vệ sinh sẽ thấy vệt màu đỏ đáng ngờ và thậm chí còn thấy những vệt như nứt hậu môn, bệnh trĩ.

1.8 Tăng lượng đường trong cơ thể

Tuy củ dền chỉ chứa khoảng 7g đường, mức chỉ số đường huyết của củ này cũng chỉ ở mức trung bình 64, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Vì thế hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng và sử dụng đúng cách.

2. Những lưu ý cần biết để dùng củ dền đúng cách

Bên cạnh việc cân đối hàm lượng củ dền, trong quá trình sử dụng và chế biến món ăn với loại củ này, bạn nên áp dụng một số lưu ý sau để hấp thu các dưỡng chất một cách tốt nhất:

2.1 Nên sử dụng cả phần lá

Phần lá mọc từ củ dền cũng là nguồn chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, cung cấp thêm chất xơ, các nhóm vitamin A, vitamin C. Vì thế, không cần phải ngắt bỏ phần lá mà hoàn toàn có thể dùng kết hợp với phần củ. 

2.2 Củ dền kỵ gì ?

Tránh kết hợp củ dền với lê, vì hai loại thực phẩm khi ăn chung thì sẽ gây chứng buồn nôn. Ngoài ra nếu người mà bệnh tiêu chảy mà ăn củ dền chung với lê sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng, tiêu chảy mạn tính, lạnh bụng,....

2.2 Không chế biến với nhiệt độ cao

Các món ăn có củ dền không nên chế biến ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài, điều này làm chuyển hóa nitrat thành nitrosamine, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm. Do vậy, nếu đã cắt nhỏ củ dền, chỉ cần đun hầm trong khoảng 10 – 15 phút là được. 

can-trong-5-tac-hai-cua-cu-den-va-3-luu-y-an-dung-cach-phai-biet-voh-1
Đun hầm củ dền nên căn chỉnh thời gian và nhiệt độ, tránh đun quá lâu ở nhiệt độ cao (Nguồn: Internet)

2.3 Ngộ độc củ dền ở trẻ dưới 6 tháng tuổi khi dùng

Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, không dùng nước củ dền luộc pha với sữa cho bé uống vì dễ gây ngộ độc, nguyên nhân là do củ dền chứa hàm lượng nitrat cao. Ngoài ra, trẻ nhỏ ăn nhiều củ dền cũng sẽ gây ra hiện tượng methemoglobin máu, bé sẽ bị tím tái, ngạt thở, nghiêm trọng là dẫn đến tử vong.

Bổ sung loại củ giàu chất dinh dưỡng như củ dền vào thực đơn là một gợi ý bạn nên tham khảo, nhưng hãy nhớ áp dụng những nguyên tắc khoa học, an toàn để tránh các tác hại của củ dền mang lại cho sức khỏe.

Bình luận