Nếu mắc bệnh tiểu đường ăn thanh long được không?

(VOH) – Thanh long nổi tiếng như một ‘đại diện’ của trái cây miền nhiệt đới, đem lại nhiều lợi sức khỏe. Song vẫn có nhiều hoài nghi rằng người bệnh tiểu đường ăn thanh long được không?

Cơ thể người mắc bệnh tiểu đường thường khá nhạy cảm với các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nên trong chế độ ăn uống cần cân nhắc lựa chọn kĩ lưỡng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng của trái thanh long khi điều trị bệnh tiểu đường để người bệnh có thể yên tâm ăn ngon miệng.

1. Bị tiểu đường ăn thanh long được không?

Cũng giống như với các loại trái cây khác, người bệnh tiểu đường hoàn toàn CÓ THỂ ăn thanh long với một lượng nhất định. Dưới đây là một số lý do “thuyết phục” bạn nên thêm thanh long vào thực đơn.

1.1 Chỉ số đường huyết thực phẩm thấp

Theo các phân tích dinh dưỡng, trái thanh long có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (nhỏ hơn 55), được xem là nguồn bổ sung chất khoáng dồi dào và chủ yếu cung cấp đường tự nhiên fructose chuyển hóa chậm, rất tốt cho người mắc tiểu đường. 

neu-mac-benh-tieu-duong-an-thanh-long-duoc-khong-voh-0
Thanh long cung cấp được fructose tự nhiên tốt cho người tiểu đường (Nguồn: Internet) 

1.2 Bổ sung đa dạng chất xơ 

Bên cạnh đó, trong thanh long có hai nhóm chất xơ quan trọng là pectin (hòa tan) và cellulose (không hòa tan), góp phần làm chậm quá trình hấp thu đường, kiểm soát nồng độ đường trong máu không tăng lên đột biến. 

1.3 Cung cấp axit béo 

Khi nhai kĩ hạt thanh long, bạn sẽ nhận thêm được các nhóm chất axit béo quan trọng như omega-3 và omega-6. Nhờ hai dưỡng chất này mà thành mạch được củng cố vững chắc, từ đó ngăn chặn các bệnh lý tim mạch do biến chứng của tiểu đường gây nên. 

Xem thêm: Những giải pháp phòng tránh bệnh tim mạch mà bạn nên biết

2. Lưu ý ăn thanh long đúng cách cho người mắc tiểu đường 

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh, mỗi người sẽ được khuyến cáo ăn một lượng thanh long phù hợp.

neu-mac-benh-tieu-duong-an-thanh-long-duoc-khong-voh-1
Người bệnh tiểu đường nên ăn thanh long trắng thay vì thanh long đỏ (Nguồn: Internet) 

Tuy nhiên, nhìn nhung người bệnh tiểu đường nên tham khảo thực hiện một số lưu ý sau đây để có tận dụng được tối đa lợi ích mà trái thanh long đem đến.

  • Hạn chế ăn thanh long đỏ vì lượng đường trong loại thanh long này cao hơn thanh long trắng. 
  • Tốt nhất nên ăn thanh long trực tiếp thay vì uống nước ép thanh long, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 2 trái thanh long. 
  • Thời điểm tốt nhất để ăn thanh long là sau bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. Ngoài ra, có thể ăn thêm thanh long vào giữa buổi sáng, sau 11 giờ trưa hay lúc 5 giờ chiều. 
  • Không nên chỉ tập trung ăn thanh long, hãy kết hợp đa dạng các loại trái cây để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

Có thể thấy rằng, nếu ăn thanh long với chế độ khoa học, loại trái cây này có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Cùng với khẩu phần ăn hợp lý, khi đang điều trị tiểu đường, hãy nhớ thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết và thăm khám bác sĩ trong trường hợp nhận thấy có dấu hiệu bất thường nhé. 

Bình luận