Header-01
Đăng nhập

Bình luận: Cảnh giác với bão ở Nam Bộ

(VOH) - Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW: Khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ đang ở thời điểm chính của mùa bão lũ.

Bình luận: Cảnh giác với bão ở Nam Bộ


(VOH) - Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW: Khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ đang ở thời điểm chính của mùa bão lũ.

img thumbXem toàn màn hình
Năm 2006, bão Durian đổ bộ vào thành phố Vũng Tàu gây thiệt hại nặng về nhà cửa.

Biển khu vực phía Nam không còn an toàn  với bão như trước đây, những trận bão lớn trong lịch sử đã xuất hiện ở các tỉnh miền Nam. Hậu quả do những trận bão khủng khiếp gây ra đã trở thành bài học lớn với công tác phòng chống bão lụt: Trước đây bão xuất hiện thông thường chỉ ở cấp 7 cấp 8 đã là lớn,  nay bão đã đến cấp 12, 13 trở lên. Theo dự báo năm 2008 sẽ có 33 cơn bão, trong đó có khoảng 19 cơn bão mạnh xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương và biển đông với sức gió từ cấp 10 trở lên. Đáng chú ý có khoảng 6 đến 8 cơn bão mạnh sẽ hướng vào bờ biển phía Nam nước ta, đáng lo ngại nhất là vào khoảng cuối tháng 10- Nguyên nhân bão ngày càng mạnh vì trái đất ấm lên làm tăng nhiệt độ biển  chỉ cần tăng từ 0,5 đến  1 độ sẽ thành bão.

Thực tiễn mấy năm qua cho thấy bão luôn đe dọa đỗ bộ vào khu vực Nam bộ gây hậu quả nghiêm trọng- Năm 1997 bão số 5- có tên gọi là Linda đã gây thiệt hại rất lớn về người và của ở các tỉnh ven biển miền Tây- Năm 1998 chỉ 7 tháng Nam bộ bị ảnh hưởng trực tiếp 5 cơn bão- Tháng 12/2006 cơn bão số 9- có tên Durian với sức gió cấp 10 đã tàn phá lớn gây thiệt hại nặng cho các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và ảnh hưởng đến một số tỉnh khác. Đầu năm 2008 đã xuất hiện những bất thường vê thời tiết, áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện ở vùng biển Nam bộ- ở thời điểm chưa sẩy ra giông bão từ trước đến nay. Năm 2007 bão lũ đã làm chết 462 người, 33 người mất tích, 10.000 ngôi nhà bị cuốn trôi, 718.000 ngôi nhà bị hư hại, thiệt hại vật chất ước tính 11.700 tỷ đồng, chiếm 1,5%GDP cả nước.

Vấn đề đặt ra là chúng ta xây dựng chiến lược cho công tác phòng, chống bão lụt cho các tỉnh Nam bộ thế nào? Đối với nhân dân khu vực Nam bộ kinh nghiệm đối phó với bão- đặc biệt là bão  mạnh còn rất hạn chế. Lực lượng để ứng cứu khi thiên tai tấn công gần như không có. Theo ban chỉ huy phòng chống bão lũ TPHCM, địa phương quan tâm nhiều nhất cho công tác  phòng chống bão lũ phía Nam: Nếu bão đỗ bộ trực tiếp vào TP sẽ cần tới 15.000 người để đối phó cộng thêm 577 điểm an toàn để sơ tán người dân- Thế nhưng thực tế  tính hết lực lượng của TP và 24 quận, huyện chỉ có 7.000 nhân viên cấp cứu. Đối với nhiều tỉnh khu vực  Nam bộ các cơ quan có chức năng Phòng chống bão lũ thường lơ là mất cảnh giác- thậm chí ít quan tâm đến các phương án phòng chống bão- đặc biệt là bão mạnh. Hiện nay các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chưa có tỉnh nào có phương án đối phó với bão có hiệu quả ngoài việc di dời người dân chạy khỏi vùng nguy hiểm. Người thì có thể sơ tán tránh bão, nhưng còn nhà cửa, tàu bè, tài sản đành để cho bão dữ tàn phá hủy diệt- Các chuyên gia phòng chống bão lũ, qua khảo sát đã cho rằng- khi có gió bão cấp 8 sẽ có 80% nhà cửa của nhân dân Nam bộ sẽ sập, hư hỏng khi gió bão cấp 9, cấp 10  trở lên thì 100% nhà cửa sẽ sập, tốc máy, hư hỏng.Các tỉnh Nam bộ có đội tàu thuyền và ngư dân đánh bắt ở vùng biển phía Nam rất đông- hệ thống thông tin  liên lạc, nơi tránh bão thế nào cần rà soát lại- Bài học tang thương do cơn bão số 5- Linda năm 1997 gây ra cho tàu bè và ngư dân đòi hỏi các đơn vị biên phòng phải thường xuyên cảnh giác nhắc nhở để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Các tỉnh Duyên Hải đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, nơi nào cũng có đê bảo vệ bờ biển, nhưng các đê nầy chỉ đủ sức ngăn triều cường, không đủ sức chống chọi với gió bão, sóng biển dâng cao. Khi bão lụt xẩy ra cũng đồng nghĩa với sự cô lập về thông tin, đi lại ở vùng ảnh hưởng  này- Phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ là biện pháp phòng chống bão hữu hiệu nhất. Thế nhưng phương châm nầy chưa được lãnh đạo các phường, đặc biệt là các xã quan tâm chỉ đạo, đầu tư- Nhiều cấp ủy, UBND huyện các tỉnh Nam bộ thường giao khoán việc  phòng chống bão lụt toàn huyện cho một vài cán bộ, chuyên viên ở phòng kinh tế hoặc Nông nghiệp phát triển nông thôn kiêm nhiệm, điều kiện làm việc rất hạn chế- Chính phủ đã xây dựng chiến lược phòng chống bão lụt giảm nhẹ thiên tai, huy động nhiều nguồn lực để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra- Đối với các tỉnh Nam bộ ý thức xây dựng chiến lược phòng chống bão lụt phải được quan tâm đặc biệt, thường xuyên cảnh báo hậu quả bão lụt đặc biệt là bão mạnh để nâng ý thức cảnh giác của nhân dân- nhắc nhở cấp ủy chính quyền cơ sở thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ ở địa bàn mình phụ trách, đồng thời tăng cường hợp tác hỗ trợ liên xã, liên huyện về phòng chống bão lụt để công tác phòng chống bão lụt ở các tỉnh Nam bộ đạt hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lụt gây ra./.

Hữu Quan

Bình luận