Vì sao thai nhi quay đầu sớm?
Thông thường, khoảng từ tuần 28 – 32, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và chào đời. Vị trí quay đầu xuống sẽ giúp thời gian chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, quá trình sinh nở tiến hành thuận lợi cũng như an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Một số trường hợp thai nhi thực hiện điều này ở tuần 32 – 36, số khác sẽ quay đầu sau tuần 37 và một tỷ lệ nhỏ em bé mới đầu quay đầu xuống khi người mẹ chuyển dạ.
Và nếu thai nhi quay đầu trước tuần thứ 28 của thai kỳ thì đó chính là dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm. Trong một vài trường hợp, bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ.
Khoảng 80% thai nhi sẽ quay đầu ở khoảng 28 - 32 tuần trong thai kỳ (Nguồn: Internet)
Có nhiều cách để tìm hiểu xem em bé của mẹ đã xoay đầu hay chưa, chẳng hạn như:
- Bác sĩ có thể xác định vị trí đầu của bé bằng cách sờ nắn bụng, sử dụng máy nghe tim thai hoặc siêu âm thai.
- Nếu mẹ ấn nhẹ quanh xương mu và cảm thấy thứ gì đó cứng và tròn, thì đó là đầu của con. Lưu ý, nhiều mẹ bầu nhầm mông em bé thành đầu, nhưng thật ra mông của thai nhi sẽ mềm hơn.
- Mẹ bầu có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim. Khi nghe thấy tiếng phát ra từ bụng dưới thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã quay đầu.
- Một dấu hiệu khác giúp mẹ bầu cảm nhận được con yêu đã quay đầu là tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng những cú đá mạnh ở phía bụng trên. Tiếng đập nhẹ xuất phát từ bàn tay, ngón tay của bé, trong khi các cú đá sẽ đến từ đầu gối và bàn chân.
Thai nhi quay đầu ở vị trí thế nào là tốt nhất?
Vị trí tốt nhất là ngôi thai thuận, tức là đầu em bé chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ (ngôi trước). Vị trí này giúp em bé đi qua đường vòng của hông một cách dễ dàng và thoải mái, mẹ cũng sẽ cảm thấy đỡ đau hơn rất nhiều so với các vị trí quay đầu khác của bé khi sinh.
Một số trường hợp, em bé nằm đúng chiều nhưng gáy lại nằm quay về phía cột sống của người mẹ, trường hợp này được gọi là ngôi sau. Và vị trí này không tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ, vì dễ gây vỡ ối khi chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ xuất hiện những cơn đau dữ dội phía lưng, thời gian chuyển dạ của mẹ cũng sẽ bị kéo dài ra.
Thai nhi quay đầu sớm có tốt không?
Các bác sĩ cho biết, thai nhi quay đầu sớm trong tam cá nguyệt thứ ba là quá trình tự nhiên nên mẹ bầu không cần phải lo lắng về việc này. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ dành cho mẹ đó là, nếu em bé quay đầu trước tuần thứ 32 thì mẹ nên tránh vận động nhiều, nếu không em bé sẽ có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.
Thai nhi quay đầu sớm trong tam cá nguyệt thứ 3 là bình thường (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, những em bé quay đầu ở vị trí ngôi sau thì cần phải chú ý nhiều hơn, bởi ở vị trí này, quá trình vượt cạn có thể gặp một số rắc rối như:
- Thời điểm bắt đầu chuyển dạ, màng ối nhanh chóng vỡ dễ gây suy thai.
- Nếu không sinh nở kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của trẻ.
- Mẹ phải đối mặt với chứng đau lưng dữ dội.
- Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn dự tính.
- Khả năng dùng các thủ thuật khác để hỗ trợ việc lấy thai là rất cao.
Làm thế nào để thai nhi quay về ngôi thai thuận?
Vị trí đúng của thai nhi sẽ là, đầu của bé hướng xuống âm đạo còn mặt và thân trước của cơ thể úp vào lưng người mẹ. Cột sống thai nhi sẽ đối diện với bụng của mẹ. Theo chiều này thì khi sinh thường, em bé có thể chào đời với tư thế úp mặt xuống.
Để đạt được tư thế này, mẹ bầu cần nhớ một số điều sau đây:
- Tư thế ngồi: Khi ngồi, luôn để đầu gối thấp hơn hông. Khi ngồi ghế, ngồi ô tô... nên sử dụng miếng lót để hông cao hơn đầu gối. Không ngồi một chỗ quá lâu, tốt nhất là nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút.
- Tư thế nằm: Phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi, giúp bé dễ xoay người.
- Tập thể dục: Mẹ bầu có thể tập thể dục khi mang thai, đặc biệt từ tuần 37 trở đi, mẹ bầu nên tập những động tác thể dục sử dụng cả tay, chân và hông để dễ dàng sinh nở. Những mẹ bầu có ngôi thai không thuận khi tập thể dục sẽ giúp ngôi thai dễ xoay chuyển hơn.
- Bơi lội: Ở tuần thứ 30 thai kỳ, mẹ bầu có thể đi bơi. Trong quá trình bơi lội, em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ quay đầu hơn. Bơi lội cũng giúp mẹ bầu thư giãn cơ bắp và giảm đau đớn trong thai kỳ.
- Tập bò mỗi ngày: Mẹ bò cả bốn chân và mỗi ngày nên thực hiện động tác này khoảng 10 phút, ở tư thế này có thể giúp em bé tránh nằm ở vị trí ngôi sau.
Nhìn chung, thai nhi quay đầu sớm trong giới hạn cho phép từ tuần 28 – 37 của thai kỳ là bình thường, mẹ không cần phải lo lắng. Điều mẹ cần quan tâm lúc này chính là việc bồi dưỡng sức khỏe cơ thể thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo
- Trang tudu.com.vn
- Trang hellobacsi.com
- Trang marrybaby.vn