Điều trị bệnh tự kỷ càng sớm khả năng phục hồi càng cao

(VOH) - Tự kỷ là một dạng khuyết tật thường xuất hiện vào khoảng 3 năm đầu đời nhưng tồn tại lâu dài và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Việc điều trị sớm là hết sức quan trọng.

Để chuẩn đoán một trẻ bị tự kỷ phải qua rất nhiều giai đoạn. Tiêu chuẩn chẩn đoán cũng rất khó, yêu cầu và đòi hỏi một quá trình theo dõi từ phía gia đình cho đến khi bác sĩ thăm khám, chẩn đoán.

1. Tự chuẩn đoán tự kỷ qua dấu hiệu bình thường

Những trẻ ít có phản ứng với những kích thích bên ngoài, hoặc không cười, không nói, không bập bẹ, không sử dụng những động tác, cử chỉ đòi hỏi bế, bồng;

Trẻ rất là hiền, không có những giao tiếp bình thường ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đến lứa tuổi trước 12 tháng tuổi, những đứa trẻ không chịu ngồi, không chịu bi bô tập nói, không sử dụng ngón tay, cử chỉ đòi hỏi, hoặc những phản ứng bằng mắt với mọi người xung quanh không có, không phản ứng với  những tiếng động, gọi tên không chịu nghe.

Đó là những triệu chứng tự kỷ có thể phát hiện sớm.

2. Các bước chuẩn đoán tự kỷ qua chuyên môn y khoa

Khám thần kinh, nội khoa, tâm thần, đánh giá theo DSM-IV.

Khám răng hàm mặt, tai mũi họng, đo thính lực …

Test tâm lý: Denver II, M – CHAT, CARS, thang hành vi cảm xúc.

Các bác sỹ chuyên khoa Nhi, Thần kinh, Tâm thần có thể sàng lọc các dấu hiệu để xác định trẻ có mắc tự kỷ không, tiến hành đánh giá chuyên khoa xác định chẩn đoán.

Điều trị bệnh tự kỷ càng sớm khả năng phục hồi càng cao 1

3. Điều trị tự kỷ

Phương pháp y học : Cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn giúp người bị tự kỷ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. 

Liệu pháp giao tiếp : Khuyến khích và động viên người bị tự kỷ giao tiếp, gfíup tăng tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. 

Liệu pháp hành vi : Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới.

Hiện chưa có phương pháp chữa hoàn toàn chứng tự kỷ, Thuốc không có tác dụng điều trị khỏi rối loạn tự kỷ mà chỉ tập trung vào triệu chứng như thuốc điều trị tăng động, hung tính, động kinh,… 

Việc điều trị đạt hiệu quả cho trẻ tự kỷ mà các nước phát triển đang áp dụng như ABA, TECCH, PECS… kết hợp tâm – vận động trị liệu, điều hòa cảm giác giác quan, sử dụng thuốc với các rối loạn đi kèm ở mức trầm trọng.

Việc can thiệp sớm có thể giúp trẻ em tự kỷ phát triển tốt nhất có thể .

3.1 Can thiệp sớm trong chuẩn đoán, điều trị tự kỷ bằng cách nào?

Ngay từ khi trẻ có biểu hiện bất thường, chẩn đoán xác định rõ từ 24 – 30 tháng, cần trị liệu hành vi, dạy ngôn ngữ và giao tiếp, trị liệu tâm vận động và điều hoà cảm giác, tự phục vụ, chơi tương tác với trẻ, hướng dẫn các kỹ năng xã hội, tư vấn gia đình.

Trong các can thiệp đó, cần lưu ý các kỹ năng cơ bản dạy trẻ như chú́ ý nhìn, lắng nghe, bắt chước, giao tiếp bằng cử chỉ, trẻ hiểu được lời người khác nói, kỹ năng phát âm.

Điều trị bệnh tự kỷ càng sớm khả năng phục hồi càng cao 2

Hình minh họa: internet

4. Vai trò cha mẹ rất quan trọng đối với điều trị trẻ bị tự kỷ

Với trẻ bị bệnh tự kỷ, cha mẹ cũng chính là “bác sĩ” của con.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị tự kỷ.

Tích cực tìm hiểu các thông tin liên quan đến trẻ tự kỷ; Chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, phương tiện dạy trẻ với các cha mẹ khác.

Điều chỉnh cả̉m xúc bản thân để chính mình có niềm tin và lạc quan trong việc chữa trị cho trẻ. Tâm lý cha mẹ thoải mái mới có thể điều chỉnh cảm xúc khi tương tác với trẻ.

Tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ; không khí trong gia đình thoải mái, nhẹ nhàng.

Dành nhiều thời gian cho trẻ, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi bằng vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng, ít nhất 3 giờ/ngày. Hạn chế cho trẻ xem ti vi. Thay vào đó, khuyến khích trẻ chơi với các trẻ khác; động viên, khen ngợi những tiến bộ dù nhỏ nhất của trẻ.

Tương tác với trẻ cần phối hợp giữa tương tác vận động và giao tiếp.

Tập dần cho trẻ việc tự phục vụ bản thân, từ những việc đơn giản nhất.

Kết hợp với các nhà chuyên môn, bác sỹ nhi khoa, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, bác sỹ chuyên khoa tâm thần.

Ghi nhật ký về diễn biến của trẻ và cách can thiệp để rút kinh nghiệm.

5. Giảm nguy cơ tiềm ẩn mắc tự kỷ và giảm tác động trầm trọng của tự kỷ

Giảm nguy cơ sanh non (dưới 37 tuần), trẻ sanh nhẹ ký (dưới 2,5kg).

Trẻ được bú mẹ được xem là giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

Mẹ mang thai trong điều kiện khỏe mạnh, không mắc các bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp , không lạm dụng thuốc an thần, một số loại thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp… góp phần giảm nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh tự kỷ.

Đồng thời, người mẹ cũng luôn cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để khôn bị căng thẳng, trầm cảm. Các thai phụ cũng không nên ở trong môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại.

Quan tâm, gần gũi, tương tác với trẻ, tránh để trẻ xem ti vi, chơi điện thoại nhiều. Khoa học chưa chứng minh được đây là nguyên nhân gây tự kỷ nhưng nó có thể làm mức độ tự kỷ nặng thêm.

Điều trị bệnh tự kỷ càng sớm khả năng phục hồi càng cao 3Chuyên đề Bệnh tự kỷ - P4 : Phác đồ điều trị tự kỷ cho trẻ. Tự kỷ là một căn bệnh đặc biệt. Thuốc không phải là“cứu cánh” tuyệt đối. 
Bình luận