Header-01
Đăng nhập

Nên làm gì nếu bị nhiệt miệng?

00:00
02:48
02:48
VOH - Tinh thần căng thẳng, tâm trạng thất thường và ngủ kém cũng có thể gây ra lở loét miệng.

Củ cải trắng là loại rau củ có nhiều vào trong mùa đông, là nguyên liệu có nhiều cách chế biến ra các món ăn ngon như làm bánh, làm dưa muối, luộc, kho với thịt hay nấu canh…

Củ cải trắng giàu vitamin, calo, protein, chất xơ, axit folic, canxi, magiê… không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa nhiệt miệng, giúp tiêu hóa mà còn có tác dụng chống ung thư…Vì vậy, nó được người ta gọi là “củ cải nhân sâm trắng mùa đông”.

Nên làm gì nếu bị nhiệt miệng? 1Xem toàn màn hình
Tinh thần căng thẳng, tâm trạng thất thường và ngủ kém cũng có thể gây ra lở loét miệng -  Ảnh: TVBS

Giảm estrogen và tâm trạng thất thường cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng

Con người hiện đại ngày nay thường hay đi ngủ muộn và thức khuya, ngoài ra, người trẻ còn thích uống bia rượu, ăn thịt nướng và các đồ ăn nhiều dầu mỡ khác, điều này thường làm trầm trọng thêm các triệu chứng nóng trong người (trong đông y gọi là nội nhiệt hay gọi là lý nhiệt;

Có biểu hiện nóng bứt rứt trong người, miệng khô khát, táo bón, tiểu vàng, đỏ, sắc mặt hồng, môi đỏ, khó ngủ, ho khan, gầy gò và  đặc biệt là loét miệng dễ bùng phát).

Theo đông y, nó được xếp vào viêm lở loét miệng hay áp-tơ miệng, trong sách đông y có ghi chép rằng “lửa phát sinh từ bên trong, bên trên là vết loét miệng”.

Ngoài yếu tố di truyền, nhiệt miệng (lở loét miệng) còn liên quan đến các bệnh về hệ tiêu hóa và rối loạn chức năng như chướng bụng, phân lỏng hoặc phân khô, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, tinh thần căng thẳng, tâm trạng thất thường, ngủ kém…

Chữa lở loét miệng do nội nhiệt có thể cải thiện nhờ cà chua

Nói chung, vết lở loét miệng do ăn nhiều thực phẩm có tính nhiệt như thịt động vật sống trên cạn, thịt đỏ, thức ăn chế biến theo kiểu chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn ngọt…thì có thể được cải thiện bằng cà chua.

Cà chua rất giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt có tác dụng chữa nóng trong người (nội nhiệt). Nếu như không thích ăn cà chua, mọi người có thể thay thế bằng cách uống nước củ cải trắng với củ sen tươi, cũng có tác dụng chữa lành vết lở loét miệng rất tốt.

Cách cải thiện tình trạng lở loét miệng

Nước củ cải trắng và củ sen tươi

Chuẩn bị nguyên liệu: 500 gram củ cải trắng, 500 gram củ sen tươi.

Cách làm: củ cải trắng và củ sen tươi rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn rồi vắt lấy nước.

Cách sử dụng: uống hoặc súc miệng nhiều lần bằng nước củ cải trắng và củ sen tươi vừa làm, thực hiện liên tục trong 3 ngày.

Công dụng: củ cải trắng có thể tán huyết ứ, tiêu ứ, thanh nhiệt, loại bỏ độc tố, thích hợp chữa trị vết lở loét ở miệng lưỡi, miệng đau rát, hôi miệng và táo bón…

Cà chua trộn đường

Nguyên liệu: cà chua chín tươi, đường trắng, mỗi loại có liều lượng thích hợp.

Cách làm: cà chua gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ, trộn với đường rồi ăn làm 2 lần trong ngày.

Công dụng: cà chua rất giàu caroten, vitamin C và phức hợp vitamin nhóm B, thích hợp cho người mắc các bệnh sốt, lở loét miệng, khát nước, chán ăn, thường xuyên chảy máu nướu răng…

Lưu ý: không nên ăn cà chua xanh non, không nên ăn khi bụng đói, người bị viêm ruột cấp tính và vi khuẩn lỵ thì không nên ăn.

Bình luận