10 tác dụng của quả lựu tốt cho sức khỏe không nên bỏ qua

(VOH) – Từ xa xưa, quả lựu vốn đã là một trong những trái cây được xếp vào nhóm ‘siêu thực phẩm’ cực kì tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 10 tác dụng của quả lựu bạn nên biết khi ăn loại trái cây này.

Có lẽ trong chúng ta không ai còn xa lạ với quả lựu - thứ quả thường chín rộ vào giai đoạn cuối hè, đầu thu. Thế nhưng đây không chỉ đơn thuần là loại trái cây ăn tráng miệng thông thường mà còn được đánh như một vị thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý.

1. Đôi nét về quả lựu

Quả lựu có tên khoa học là Punica granatum L, thuộc họ bằng lăng (Lythraceae), chi thạch lựu (Punica)

1.1 Nguồn gốc 

Cây lựu có nguồn gốc bản địa Tây Nam Á, rồi được đem trồng tại vùng Kavkaz từ thời cổ đại. Vào năm 1769, lựu được di thực vào châu Mỹ Latinh và California bởi những người định cư Tây Ban Nha. Cho tới nay thì lựu được canh trồng và phát triển tại khá nhiều quốc gia trên thế giới như Gruzia, Afghanistan, Ấn Độ, Israel, Maroc, Pakistan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Nam Á,…

1.2 Đặc điểm

Cây lựu thuộc nhóm cây ăn quả sống lâu năm, với các đặc điểm hình dáng bên ngoài như: hoa có màu đỏ tươi, thường mọc đơn hoặc tụm thành cụm, quả mọng hình cầu, có vỏ dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả lựu có các vách ngang chứa nhiều hạt mọng nước, đỏ hồng và có vị chua ngọt nhẹ. 

qua-luu-dinh-duong-va-8-loi-ich-suc-khoe-khong-nen-bo-qua-voh-0
Vào khoảng thời gian đầu thu, cây lựu sẽ ra trái chín đỏ và mọng nước (Nguồn: Internet)

Thông thường hoa lựu nở đỏ rực vào độ đầu mùa hè, sau đó vào thời điểm sang thu cây sẽ cho trái chín rộ và đạt độ ngon ngọt nhất. 

2. Ăn quả lựu có tác dụng gì?

Tại Việt Nam, quả lựu được trồng nhiều để thu hoạch trái, làm cảnh và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của lựu đều có công dụng chữa bệnh. Theo các nghiên cứu Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ấm giúp chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân và vỏ rễ lựu vị đắng chát, tính ấm, giúp sát trùng, tẩy giun sán.

Còn trong nghiên cứu y học hiện đại, lựu được xếp vào nhóm những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất, đồng thời cung cấp đa dạng các nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhờ đó mà thêm lựu trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện một số vấn đề sức khỏe sau: 

2.1 Ngăn ngừa bệnh mạch vành

Qua phân tích dinh dưỡng, các chuyên gia đã tìm thấy trong lựu có chứa hai nhóm chất chống oxy hóa mạnh là punicalagins và ellagitannin. Các hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ đảm nhiệm vai trò ngăn chặn sự tích tụ cholesterol xấu lên thành mạch, chống xơ vữa động mạch và giảm thiểu tỉ lệ mắc các bệnh mạch vành. 

Xem thêm: Bệnh mạch vành và những điều nên biết

2.2 Điều hòa huyết áp

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lựu là một trong những loại quả lành mạnh đối với người bệnh huyết áp cao. Theo đó nhờ hấp thu lượng khoáng chất kali dồi dào từ trái lựu mà chỉ số huyết áp của họ luôn được duy trì ở mức an toàn và không tăng cao đột ngột. (1)

2.3 Phòng chống ung thư

Lợi ích của quả lựu còn được nhắc đến như một loại ‘thuốc’ giúp phòng ngừa các bệnh ung thư. Bên cạnh punicalagins và ellagitannin, hàm lượng nhóm chất chống oxy hóa polyphenol trong quả lựu cũng vô cùng lớn. Chúng sẽ phối hợp cùng nhau tạo thành “hàng rào” bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư

2.4 Tăng cường trí nhớ

Chúng ta biết rằng khả năng ghi nhớ của não bộ chịu ảnh hưởng khá nhiều từ những căng thẳng trong công việc, cuộc sống và đặc biệt sẽ suy giảm khi tuổi tác ngày càng cao. 

Chính lý do đó, ngoài việc cân bằng lịch trình sinh hoạt, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn thêm lựu hoặc nước ép lựu trong thực đơn hàng ngày, nhằm bổ sung các dưỡng chất giúp duy trì hoạt động của não bộ như axit folic, vitamin B6 hay vitamin B5. (2)

qua-luu-dinh-duong-va-8-loi-ich-suc-khoe-khong-nen-bo-qua-voh-1
Các nhóm vitamin B trong lựu rất cần thiết cho hoạt động của não bộ (Nguồn: Internet)

2.5 Bổ sung vi chất sắt

Khi cơ thể không hấp thu đủ vi chất sắt cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào hồng cầu thì nguy cơ mắc chứng thiếu máu thường rất cao. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này xảy ra, bạn có thể ăn thêm trái lựu để chủ động tiếp nạp lượng chất sắt cùng nhóm vitamin C - thành tố giúp chuyển hóa sắt non heme thành hợp chất dễ hấp thu hơn. 

Xem thêm: Tất tần tật về bệnh thiếu máu, chủ động nhận biết để điều trị kịp thời và đúng cách

2.6 Cải thiện tiêu hóa

Các hoạt chất trong lựu như chất xơ, vitamin C hay nhóm chất chống oxy hóa đem lại tác động tích cực đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ nghiên cứu y khoa cho thấy chúng có khả năng ngăn chặn các tác nhân xâm nhập làm nhiễm khuẩn đường ruột và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. 

2.7 Giảm đau nhức xương khớp

Có thể nói lựu là một loại quả giàu hoạt chất có tính kháng viêm mạnh, điển hình phải kể đến hai nhóm chất anthocyanins và anthoxanthins. Các dưỡng chất này góp phần không nhỏ ngăn chặn sự hình thành cytokine – nguyên nhân chính gây ra chứng viêm khớp dạng thấp và đau nhức kéo dài. 

Xem thêm: Các loại thuốc nên uống khi bị đau nhức xương khớp

2.8 Điều trị rối loạn cương dương

Một trong các tác dụng của quả lựu đối với đàn ông là khi ăn lựu sẽ giúp kiểm soát được chứng rối loạn cương dương hiệu quả, bởi hàm lượng chất chống oxy hóa trong lựu có thể ngăn ngừa các gốc tự do gây ức chế lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục.

qua-luu-dinh-duong-va-8-loi-ich-suc-khoe-khong-nen-bo-qua-voh-2
Các hoạt chất từ lựu có thể hỗ trợ cải thiện chuyện "chăn gối" ở phái mạnh (Nguồn: Internet)

2.9. Tác dụng của quả lựu đối với đàn ông

Uống nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp cải thiện, kích thích ham muốn tình dục của nam giới. Ngoài ra không chỉ tăng cường ham muốn ở nam giới mà ngay cả nữ giới uống đều có tác dụng tương tự, vì khi uống mỗi ngày sẽ gia tăng hormone testosterone trong cơ thể.

Không chỉ tăng ham muốn, nhu cầu tình dục mà khi uống nước ép lựu còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới.

2.10. Tác dụng của quả lựu đối với bà bầu

Vốn được biết đến là một loại quả lành mạnh, “hội tụ” nhiều chất dinh dưỡng quý giá nên lựu luôn thuộc danh sách thực phẩm được khuyến khích bồi bổ cho bà bầu. Thức quả có hương vị hấp dẫn này không chỉ hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mẹ mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi.  

Xem thêm: 'Bà bầu ăn lựu sinh con có má lúm đồng tiền' – kinh nghiệm dân gian này có đúng hay không?

Không chỉ có hạt lựu tốt cho sức khỏe mà vỏ quả lựu cũng có tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe khi sử dụng mà ít người biết đến.

4. Tác hại của quả lựu

Để đảm bảo phát huy tối đa các tác dụng của quả lựu mang lại cho sức khỏe và tránh tác hại không mong muốn thì những đối tượng sau đây không nên ăn quả lựu:

  • Người có vấn đề về bệnh dạ dày như viêm dạ dày.
  • Trẻ em không nên ăn.
  • Người có cơ địa nóng.
  • Những người bị sâu răng và bị các vấn đề về răng miệng. Nếu muốn ăn thì sau khi ăn thì phải đánh răng ngay.
  • Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn quả lựu vì có thể làm tăng lượng trong máu nếu sử dụng quá mức cho phép.

5. Gợi ý một số món ngon từ quả lựu

Nếu được hỏi bạn sẽ ăn lựu theo cách nào thì có lẽ phần lớn câu trả lời sẽ là tách hạt rồi dùng trực tiếp. Song thực tế từ những hạt lựu bé nhỏ đấy bạn có thể sáng tạo nên nhiều món ăn độc đáo, lạ miệng mà không phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu phức tạp hay phải thực hiện các công đoạn cầu kì. 

qua-luu-dinh-duong-va-8-loi-ich-suc-khoe-khong-nen-bo-qua-voh-3
Bạn có thể sử dụng lựu để chế biến nhiều món ăn độc đáo (Nguồn: Internet)

Hãy tham khảo một số món ăn dưới đây và tự làm ngay tại nhà xem sao nhé: 

  • Mứt lựu
  • Salad lựu
  • Sinh tố lựu
  • Lê chần nước lựu
  • Nước ép lựu

Xem thêm: ‘Điểm danh’ 5 món ăn bổ dưỡng từ trái lựu nhất định nên thử kẻo lại tiếc ‘ngẩn ngơ’

6. Cách chọn và bảo quản quả lựu

Giá thành của lựu không quá cao và có thể tìm mua khá dễ dàng. Dù vậy để chọn mua được trái có chất lượng tốt, ngon ngọt thì bạn phải chú ý quan sát kĩ lưỡng các đặc điểm nổi bật như hình dáng, màu sắc và độ nở của phần rốn. Bên cạnh đó, phải cẩn trọng để tránh mua nhầm các giống lựu kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc. 

Sau khi mua lựu về thì để nguyên quả, có thể bảo quản quả lựu ở nhiệt độ phòng, đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh năng mặt trời. Nếu không bọc thì thông thường lựu sẽ bảo quản được vài ngày, nếu bọc trong túi nhựa và cho vào tủ lạnh thì có thể bảo quản lên đến 3 tháng.

Đối quả đã tách hạt thì hạt lựu nên bảo quản trong tủ lạnh và để được 3 ngày. Nếu bỏ vào hộp kín, cho vào tủ đông thì có thể bảo quản được 6 tháng.

Xem thêm: ‘Tất tần tật’ bí quyết chọn mua lựu ngon ngọt và tách hạt lựu dễ dàng trong ‘nháy mắt’

7. Quả lựu bao nhiêu calo ?

Theo sách Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – Bộ Y tế, trong 100gr phần ăn được của quả lựu có chứa khoảng 70 calo và một số thành phần dinh dưỡng điển hình sau:

  • Nước: 79.6 g
  • Năng lượng: 70 KCal
  • Protein: 0.6 g
  • Carbohydrate (đạm): 16.2 g
  • Chất béo: 0.3 g
  • Chất xơ: 2.5 g
  • Kali: 259 mg
  • Natri: 3mg
  • Đồng: 70 µg
  • Sắt: 0.70 mg
  • Magie: 3 mg
  • Vitamin C: 6 mg
  • Vitamin B5: 0.6 mg
  • Vitamin B6: 0.1 mg
  • Vitamin E: 0.6 mg
  • Vitamin K: 4.6 µg

8. Hướng dẫn ăn lựu đúng cách, khoa học

Cũng giống như bất cứ loại hoa quả nào, để đảm bảo có thể tận dụng những lợi ích mà lựu đem đến cho sức khỏe bạn cần ghi nhớ áp dụng một vài lưu ý ăn đúng cách, khoa học dưới đây: 

8.1 Không ăn quá nhiều

Không thể phủ nhận rằng trái lựu cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta nên ăn càng nhiều càng tốt. Theo khuyến cáo, trong tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 trái lựu là hợp lý. Nếu dùng nước ép lựu nên duy trì uống khoảng 150ml mỗi lần. 

8.2 Nhai kĩ trước khi nuốt

Nhiều trường hợp nuốt phải hạt lựu và dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng vì tắc ruột, nhất là trẻ em. Do đó, bạn nên nhai kỹ trước khi nuốt, hạn chế tình trạng nuốt nhầm cả hạt.

8.3 Hạn chế ăn khi bụng đói

Ăn nhiều lựu khi bụng còn đói không phải là thói quen tốt, nhất là với các đối tượng có tiền sử mắc các bệnh lý dạ dày. Hãy bổ sung lựu khoảng 30 phút sau bữa ăn chính. 

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về giá trị dinh dưỡng cũng như các công dụng cải thiện sức khỏe của trái lựu. Hãy tận hưởng những lợi ích tuyệt vời từ thức quả này nhé! 

Bình luận