‘Bỏ túi’ tác dụng của bia với sức khỏe, làm đẹp để dùng khi cần

(VOH) – Bia - một trong những thức uống len men chiếm ‘ngôi vị’ hàng đầu về mức độ được ưa chuộng trên toàn thế giới. Vậy tác dụng của bia là gì và nên sử dụng thế nào để đảm an toàn cho sức khỏe?

Ít ai biết rằng bia không chỉ đơn thuần “góp vui” cho các buổi liên hoan hay gặp mặt, mà nếu được sử dụng đúng liều lượng thì đồ uống này còn có công dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe, dưỡng nhan hiệu quả nữa đấy. Cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc cũng như những tác dụng tuyệt vời của bia trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tìm hiểu về bia

Bia vốn bắt nguồn từ “bière” trong ngôn ngữ Pháp, là thức uống được sản xuất bằng cách ủ và lên men các thành phần gồm nước, mạch nha, hoa bia và men bia. Nằm trong nhóm đồ uống được yêu thích nhất, bia còn “sở hữu” lịch sử hình thành rất lâu đời, nhiều tài liệu cho rằng đã xuất hiện từ thiên niên kỉ thứ 5 TCN trong đời sống của người Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà. 

bo-tui-tac-dung-cua-bia-voi-suc-khoe-lam-dep-de-dung-khi-can-voh-0
Bia được sản xuất bằng cách ủ lên men các thành phần chủ yếu gồm nước, mạch nha và hoa bia (Nguồn: Internet)

Cho tới nay, theo nhiều nghiên cứu phát triển, các nhà sản xuất đã cho “ra đời” hai loại bia phổ biến là bia đen (gồm mạch nha đen rang chín) và bia vàng (gồm mạch nha vàng sấy khô). Trong đó, hương vị của bia đen thường ngọt, không quá đắng như bia vàng. 

2. Tác dụng của bia của với sức khỏe

Tuy thuộc danh sách thức uống có cồn, song cùng với hàm lượng nước chiếm tới 90% thành phần, bia cũng cung cấp khá đa dạng các dưỡng chất như kali, photpho, magie và đặc biệt là những loại vitamin B. Chính vì thế, nếu người trưởng thành trên 18 tuổi duy trì uống bia với lượng an toàn, khoảng 3 – 4 ly bia/ngày (400ml/ly) có thể sẽ nhận được lợi ích sức khỏe sau:

2.1 Kích thích tiêu hóa

Các nghiên cứu dinh dưỡng đã được tiến hành và nhận thấy rằng giống như các đồ uống lên men khác, bia có tác động tích cực tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo đó, hoạt chất polyphenol (cụ thể là axit phenolic) từ bia có đặc tính kích thích sản sinh các lợi khuẩn trong đường ruột, thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất và bài tiết chất thải hiệu quả. (1)

Xem thêm: 12 loại thực phẩm bạn nên ăn nếu muốn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

2.2 Kiểm soát nồng độ cholesterol

Uống bia với mức vừa phải và không vượt quá ngưỡng an toàn được đánh giá là phương pháp giúp cân bằng nồng độ cholesterol.

Các dưỡng chất của bia khi vào cơ thể sẽ góp phần tăng tỷ lệ cholesterol tốt (HDL), đồng thời ngăn chặn sự tích tụ cholesterol xấu (LDL) và lipid ở thành mạch, giảm tắc nghẽn dòng luân chuyển máu tới tim, từ đây giúp bảo vệ một trái tim khỏe mạnh. (2)

2.3 Cung cấp chất chống oxy hóa

Theo phân tích dinh dưỡng, hơn 70% lượng chất chống oxy hóa polyphenol và melanoidin mà bia mang lại cho cơ thể tới từ 2 thành phần chính là hoa bia và mạch nha. Những hoạt chất này không chỉ đảm nhiệm vai trò tạo nên màu sắc hấp dẫn cho những ly bia, chúng còn góp phần giảm thiểu sự hình thành các khối u và tế bào gây ung thư. (3)

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư

2.4 Củng cố xương chắc khỏe

bo-tui-tac-dung-cua-bia-voi-suc-khoe-lam-dep-de-dung-khi-can-voh-1
Người lớn tuổi thường gặp phải các vấn đề nhức mỏi, loãng xương có thể uống bia với lượng vừa phải để bổ sung khoáng chất, nhằm củng cố hệ vận động (Nguồn: Internet)

Nếu được tận dụng đúng cách, bia cũng là một thức uống khá lành mạnh đối với người lớn tuổi (đặc biệt là phụ nữ ở thời kì mãn kinh) thường xuyên gặp phải các vấn đề về xương khớp. Bởi các khoáng chất từ bia có khả năng tăng mật độ khoáng xương, hạn chế nguy cơ gãy hoặc loãng xương xảy ra. (4)

Xem thêm: 2 bài tập thể dục mà người bị loãng xương nên tập luyện hàng ngày

2.5 Giải tỏa căng thẳng

Một trong những tác dụng của bia mà không thể quên nhắc tới đó là hỗ trợ giải tỏa căng thẳng stress khá hữu hiệu.

Sử dụng bia ở với lượng vừa đủ (không uống nhiều tới mức say xỉn) có thể làm tăng nồng độ hormone dopamine, đem lại cảm giác thư giãn, hưng phấn và vui vẻ. Có lẽ đây cũng chính là lý do khi phiền muộn, bạn thường muốn gặp gỡ bạn bè, cùng thưởng thức một vài ly bia và tâm sự cùng nhau. (5)

3. Một số mẹo làm đẹp bằng bia

Thời gian gần đây các liệu pháp làm đẹp bằng bia nhận được khá nhiều sự quan tâm, lựa chọn của các chị em phụ nữ, phần vì có thể tìm kiếm “mỹ phẩm” này rất dễ dàng, lại vừa giúp cải thiện nhiều vấn đề cùng lúc.

bo-tui-tac-dung-cua-bia-voi-suc-khoe-lam-dep-de-dung-khi-can-voh-2
Sử dụng bia làm mỹ phẩm dưỡng da, dưỡng tóc đang nhận được nhiều sự tin tưởng từ chị em phụ nữ (Nguồn: Internet)

Nhờ có hàm lượng vitamin cùng chất chống oxy hóa tương đối dồi dào, bia có thể được kết hợp với đa dạng các nguyên liệu như quả bơ, lòng trắng trứng hay mật ong để làm “thuốc” ủ tóc, phục hồi hư tổn mái tóc hay làm mặt nạ dưỡng da, tẩy tế bào chết cực kì hữu ích.

Đáng chú ý là phương pháp làm đẹp bằng bia phù hợp với khá nhiều loại da, tương đối "kinh tế" và không tốn quá nhiều thời gian của phái đẹp. 

Xem thêm: Bí quyết làm đẹp bằng bia siêu tiết kiệm nhưng hiệu quả không kém mỹ phẩm đắt tiền

4. Bà bầu uống bia có tốt cho thai nhi?

Có thể nói giai đoạn mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm mà mẹ bầu cần được nâng niu và chăm sóc thật kĩ lưỡng, không nên tùy ý bổ sung thức uống hay thực phẩm nào nếu không có khuyến cáo sức khỏe chính xác, rõ ràng.

Đối với bia, các chuyên gia y khoa chia sẻ rằng mẹ chỉ nên tận dụng trong quá trình chăm sóc da, tuyệt đối không dùng như một thức uống giải khát dù nồng độ cồn ở mức thấp. Loại bỏ bia ra khỏi chế độ dưỡng thai sẽ giúp mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như em bé trong bụng khỏi các tác dụng phụ do lượng chất cồn gây ra.

Mẹ hãy tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, nước ép trái cây để cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho thai kì. 

Xem thêm: Thực hư việc bà bầu uống bia giúp con sinh ra trắng trẻo, thông minh?

5. Các tác hại của uống bia quá nhiều cần biết

Như đã chia sẻ, các tác dụng của bia sẽ chỉ phát huy tốt và hiệu quả nếu chúng ta đảm bảo sử dụng đúng “chừng mực” cũng như không lạm dụng uống nhiều để say xỉn triền miên.

bo-tui-tac-dung-cua-bia-voi-suc-khoe-lam-dep-de-dung-khi-can-voh-3
Nên uống bia có chừng mực, không lạm dụng quá nhiều dẫn đến say sỉn, nhằm giảm thiểu tỉ lệ mắc phải các dụng phụ nguy hại (Nguồn: Internet)

Nếu có thói quen uống nhiều bia (quá 4 ly bia/ngày) thì bạn cần sớm cải thiện và điều chỉnh ngay, nhằm tránh gặp phải những rủi ro sức khỏe như:

  • Mất nước và mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể
  • Ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết của gan
  • Gây tổn thương niêm mạc dạ dày
  • Rối loạn chức năng não bộ, suy giảm trí nhớ
  • Tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp, co thắt mạch máu

Ngoài ra, nếu cơ thể bị dị ứng bia hoặc không thể dung nạp các thành phần của bia, hãy cẩn trọng trước khi dùng bia cùng những đồ uống có cồn khác trong các bữa tiệc liên hoan, để phòng tránh tối đa những ảnh hưởng xấu và nghiêm trọng.

Xem thêm: 7 tác hại của uống bia quá nhiều khiến bạn 'giật mình'

6. Hướng dẫn cách giải rượu bia an toàn

Bia dường như là thức uống hiếm khi “vắng mặt” tại các cuộc vui, hội ngộ vì thế chúng ta sẽ khó tránh khỏi tình huống “quá chén”, dẫn tới say bia và mệt mỏi.

Lúc này bên cạnh việc nghỉ ngơi, ngủ một giấc thật ngon, để sớm “phục hồi” năng lượng, bạn có thể áp dụng một vài cách giải rượu bia an toàn, lành mạnh thông qua bổ sung các món ăn và thức uống bổ dưỡng như nước chanh, nước sấu, trà gừng, cháo nóng, trứng gà,…

Đồng thời hãy nhớ rằng trước khi hoàn toàn tỉnh táo trở lại, bạn tuyệt đối không nên đi tắm (dù bằng nước nóng hay nước lạnh) hay xông hơi vì có thể làm co thắt động mạch, gây đột quỵ và tử vong.

Xem thêm: ‘Bỏ túi’ 12 bí kíp giải rượu bia này đảm bảo bạn không còn say xỉn triền miên nữa

7. Thành phần dinh dưỡng của bia

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong khoảng 300ml bia tiêu chuẩn được phân tích như sau:

  • Lượng calo: 153
  • Chất đạm: 1.6g
  • Cồn: 13.9g
  • Carb: 13g
  • Niacin: 9% giá trị hàng ngày
  • Riboflavin: 7% giá trị hàng ngày
  • Choline: 7% giá trị hàng ngày
  • Magiê: 5% giá trị hàng ngày
  • Photpho: 4% giá trị hàng ngày
  • Selen: 4% giá trị hàng ngày
  • Vitamin B12: 3% giá trị hàng ngày
  • Axit pantothenic: 3% giá trị hàng ngày

Bia vốn là một thức uống gần như chẳng thể thiếu trong đời sống, do vậy chúng ta không phải kiêng khem hay “gạch bỏ” tuyệt đối ra khỏi chế độ sinh hoạt thường ngày, song điều cần làm là sử dụng đúng khoa học, biết kiểm soát liều lượng ở mức hợp lý, an toàn với sức khỏe. 

Bình luận