9 tác dụng của khoai môn có lợi cho sức khỏe

( VOH ) - Khoai môn là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tác dụng của khoai môn còn nhiều lợi ích khác cho sức khỏe nữa mà nhiều còn chưa biết

1. Củ khoai môn là khoai gì ?

Khoai môn là một loại thực phẩm giàu tinh bột được trồng nhiều ở châu Á, nhưng ngày nay đã được ưa chuộng khắp thế giới.

Với người dân Việt Nam, khoai môn là loại củ khá quen thuộc. Loại khoai có vỏ ngoài màu nâu, thịt màu trắng với những đốm màu tím trong suốt. Khi nấu chín có mùi hương thơm, vị ngon ngọt, béo ngậy và kết cấu tương tự như khoai tây. Các loại khoai môn phổ biến hiện nay gồm khoai môn trắng, khoai môn tím và khoai môn sáp vàng.

6-tac-dung-cua-khoai-mon-co-loi-cho-suc-khoe-voh-5
Các loại khoai môn phổ biến hiện nay ( Nguồn: Internet )

Nhiều người thường lầm tưởng khoai sọ và khoai môn là một nhưng thực tế hai loại củ cùng thuộc loài Colocasia esculenta và khác nhau ở vài điểm là cây khoai môn có nhiều củ cái, củ cái to cỡ 1,4 - 2kg và rất ít củ con, vỏ khoai màu nâu láng còn khoai sọ nhiều củ con, mỗi củ chỉ to cỡ nắm tay, có lông dài, mỏng, màu nâu nhạt.

2. Tác dụng của khoai môn

Khoai môn là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và các chất dinh dưỡng khác và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng. Dưới đây là những tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe khi sử dụng:

2.1 Kiểm soát lượng đường trong máu

Mặc dù khoai môn là loại củ giàu tinh bột nhưng nó lại chứa 2 loại carbohydrate có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu là: chất xơ và tinh bột kháng.

Chất xơ là một loại carbohydrate mà con người không thể tiêu hóa nên nó không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ trong khoai môn còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại carb khác, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn.

6-tac-dung-cua-khoai-mon-co-loi-cho-suc-khoe-voh-0
Ăn khoai môn có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, tinh bột kháng trong khoai môn cũng là một loại dưỡng chất không thể tiêu hóa, do đó nó không làm tăng lượng đường trong máu.

Sự kết hợp giữa chất xơ và tinh bột kháng làm cho khoai môn trở thành lựa chọn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, vì chúng có thể giúp điều chỉnh quá trình phóng thích insulin và glucose trong máu.

2.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chất xơ và tinh bột kháng trong củ khoai môn cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất xơ và cả tinh bột kháng đều có tác dụng giảm cholesterol trong cơ thể, điều này giúp làm giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch.

Hơn thế, hàm lượng kali trong khoai môn cũng khá cao, đây là một trong những khoáng chất thiết yếu duy trì sức khỏe và các hoạt động hàng ngày. Kali không chỉ tạo điều kiện cho việc vận chuyển chất lỏng giữa các màng và mô trong cơ thể, mà còn làm giảm căng thẳng, áp lực lên các mạch máu, động mạch, từ đó giúp giảm huyết áp và căng thẳng cho hệ tim mạch.

2.3 Giúp giảm cân

Chính vì chứa nguồn chất xơ dồi dào nên tác dụng của khoai môn có thể giúp làm tăng cảm giác no, giảm lượng calo tổng thể và tăng cường đốt cháy chất béo. Điều này đã giúp cho khoai môn có tác dụng giảm cân và giảm mỡ trong cơ thể.

Xem thêm: Top 10 phương pháp giảm cân nhanh và hiệu quả nhất

2.4 Kích thích tiêu hóa

Một trong những công dụng của khoai môn đối với sức khỏe là kích thích hoạt động tiêu hóa trong cơ thể, bởi vì khoai môn chứa nhiều tinh bột kháng và chất xơ.

Cả chất xơ và tinh bột khoáng đều không được cơ thể tiêu hóa hay hấp thu, chính vì thế chúng vẫn còn tồn tại trong ruột, trở thành thức ăn cho vi khuẩn tại ruột, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, từ đó giúp hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, tác dụng của khoai môn còn giúp ngăn ngừa một số vấn đề như xì hơi, đầy bụng, chuột rút, táo bón và thậm chí bệnh tiêu chảy.

2.5 Ngăn ngừa các loại bệnh ung thư

Tác dụng của khoai môn có vai trò quan trọng đối với hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể và góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư.

Trong khoai môn có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao, đồng thời khoai môn có các chất chống oxy hóa polyphenol giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm ra khỏi cơ thể. Tế bào gốc nếu không được loại bỏ có thể biến thành các tế bào ung thư nguy hiểm.

Hơn nữa, trong khoai môn có chất cryptoxanthin với khả năng ngăn ngừa ung thư vòm họng và ung thư phổi.

Xem thêm: 4 yếu tố nguy cơ khiến bạn có nguy cơ bị ung thư vòm họng và cách phòng tránh

2.6 Giúp da khỏe mạnh giàu sức sống

Vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa có trong khoai môn sẽ giúp trẻ hóa và làm mờ đi những khuyết điểm trên làn da. Nó cũng có thể chống lại các gốc tự do, giúp làn da khỏe mạnh, chống viêm và làm mờ nếp nhăn.

2.7 Tăng cường hệ miễn dịch

Một trong công dụng của khoai môn mang lại là cung cấp nhiều vitamin c đáng kinh ngạc, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Việc ăn khoai môn sẽ giúp cơ bổ sung một lượng lớn vitamin, giúp cơ thể chống lại bệnh tật, ngừa các bệnh cảm và cúm thông thường.

2.8 Tốt cho sức khỏe mắt

Trong củ khoai môn có chứa chất chống oxy hóa như crytoxanthin và beta-caroten có thể giúp tăng cường thị lực và nâng cao sức khỏe của mắt. Các chất chống oxy hóa này có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào có trong mắt, các tế bào này là nguyên nhân gây ra các bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

9-tac-dung-cua-khoai-mon-co-loi-cho-suc-khoe-voh-6
Những lợi ích của khoai môn đối với sức khỏe mắt

2.9 Cải thiện lưu thông máu

Ở trong khoai môn giàu hàm lượng sắt và đồng, sắt đóng vai trò giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và thúc đẩy lưu thông máu. Ngoài ra, củ khoai môn còn chống lại các triệu chứng bệnh thiếu máu như đau đầu, mệt mỏi và thiếu tập trung.

3. Bà bầu ăn khoai môn được không?

Khoai môn là một loại củ ngon, có thể luộc, nấu canh, hầm xương....Vì thế, chúng được dùng khá nhiều trong các món ăn của mẹ bầu.  Bà bầu ăn khoai môn có thể giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin, folate, kẽm, chất xơ hay carbohydrate....

Nhờ được cung cấp nhiều dưỡng chất, nên bà bầu tiêu thụ khoai môn thường xuyên sẽ ngăn ngừa được chứng táo bón thai kỳ, nhuận tràng, ngăn ngừa dị tật thai nhi, hạn chế tiểu đường thai kỳ, chống suy nhược cơ thể và giúp làm đẹp da.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý trong quá trình chế biến khoai môn để không làm mất đi dưỡng chất cũng như tuyệt đối không được giữ phần mầm lại vì chúng chứa rất nhiều độc tố rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao.

Xem thêm:  Bà bầu ăn khoai môn được không? Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời nếu mẹ bầu không nên bỏ qua

4. Củ khoai môn nấu gì ngon?

Khoai môn chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt nhẹ, nên thường được sử dụng trong các món ăn ngọt và mặn.

6-tac-dung-cua-khoai-mon-co-loi-cho-suc-khoe-voh-1
Khoai môn có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon (Nguồn: Internet)

Một số cách chế biến khoai môn phổ biến bao gồm:

  • Khoai môn chiên (giống món khoai tây chiên) hoặc nướng 
  • Khoai môn hấp (luộc)
  • Bánh khoai môn nướng
  • Khoai môn chiên nước mắm
  • Sử dụng làm nguyên liệu trong các món súp và món hầm.

Xem thêm: 7 món ngon từ khoai môn, dù bạn vụng về đến đâu cũng đều nấu được

5. Tác hại của khoai môn

Mặc dù tác dụng của khoai môn tốt cho sức khỏe, là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chỉ nên ăn khi đã được nấu chín. Trong khoai môn sống có chứa một lượng nhỏ protease và oxalat, 2 chất này có thể khiến bạn có cảm giác ngứa rát cổ họng.

Tiêu thụ oxalate nhiều có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Do đó, khi ăn khoai môn cần nấu thật chín để có thể dễ dàng ngăn chặn điều này.

Các chuyên gia ẩm thực cho rằng, nên nấu khoai môn trong khoảng 45 phút đến 1 giờ để tiêu diệt tất cả các độc tố có hại.

6. Cách chọn khoai môn ngon, chất lượng

Khi chọn mua khoai môn, không phải bạn cứ chọn những củ to là sẽ ngon, bởi  nếu bạn không biết cách lựa thì sẽ rất dễ mua trúng những củ khoai môn bị sượng, dỡ, vừa tốn tền vừa tốn công lại không có được món ăn ngon.

Thực tế, cách chọn khoai môn khá đơn giản, bạn chỉ cần nhìn vào hình dáng, phán đoán dựa trên trọng lượng, màu sắc, kết cấu của khoai là có thể chọn được củ khoai môn “chuẩn” chất lượng.

9-tac-dung-cua-khoai-mon-co-loi-cho-suc-khoe-voh-6
Cách chọn lựa khoai môn đúng cách

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm cách bảo quản khoai môn để có thể giúp dự trữ chúng được lâu mà không hư hỏng hay mất hết dưỡng chất khi muốn đem ra chế biến.

Xem thêm: Tuyệt chiêu chọn khoai môn ngon, không bị sượng, thơm bùi 10 củ 'chuẩn' 10

7. Thành phần dinh dưỡng của khoai môn

Khoai môn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như hợp chất hữu cơ, khoáng chất và vitamin và hàm lượng calo tương đối cao.

Một chén khoai môn nấu chín (132gr) chứa khoảng 187 calo - chủ yếu từ carbs – và ít hơn một gram mỗi loại protein và chất béo. Ngoài ra, với hàm lượng tượng tự, khoai môn còn chứa các chất sau đây:

  • Chất xơ: 6.7g
  • Mangan: 30% giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin B6: 22% DV
  • Vitamin E:19% DV
  • Kali: 18% DV
  • Đồng: 13% DV
  • Vitamin C: 11% DV
  • Photpho: 10% DV
  • Magie: 10% DV

Như vậy, tác dụng của khoai môn rất cho sức khỏe và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho co thể khi sử dụng. Hãy thêm khoai môn vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp bổ sung và phòng ngừa nhiều bệnh tật.

Bình luận