9 tác dụng của trà hoa nhài và lưu ý quan trọng trước khi uống

(VOH) – Những bông hoa nhài trắng tinh khiết không chỉ tô điểm cho không gian mà còn được tận dụng để ướp trà hoa nhài thơm ngát. Vậy bạn có biết tác dụng của trà hoa nhài với sức khỏe là gì chưa?

Cây hoa nhài (hoa lài) thuộc giống cây bụi hoa có nhiều tác dụng dược lý bởi từ lá, hoa và rễ của cây đều là những thảo dược tốt cho sức khỏe, trong đó phần hoa được sử dụng phổ biến hơn cả. Lúc này, người làm vườn sẽ chăm sóc và thu hái nụ hoa ở độ đậm hương, ngọt nhất rồi đem ướp trà hoa nhài.

1. Tác dụng của trà hoa nhài

Trà hoa nhài nổi tiếng như một loại trà thảo dược lành tính, mang hương vị ngọt dịu, thanh thanh, với mùi thơm thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Hơn hết, các tinh chất từ hoa nhài thẩm thấu trong trà, góp phần tạo nên một thức trà có tác dụng phòng ngừa và cải thiện sức khỏe hữu hiệu. Cụ thể, trà hoa nhài sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời như:

1.1 Tác dụng của trà hoa nhài giảm stress

Khi phải đối mặt với nhiều áp lực và stress, một trong những đồ uống lý tưởng mà bạn nên tự thưởng cho bản thân đó chính là trà hoa nhài. Ly trà với hương thơm phảng phát sẽ đem tới cảm giác thư thái, xoa dịu căng thẳng thần kinh và giúp bạn sớm lấy lại năng lượng hoạt động.

9-tac-dung-cua-tra-hoa-nhai-va-luu-y-quan-trong-truoc-khi-uong-voh-0
Trà hoa nhài thơm ngát giúp xoa dịu căng thẳng, thư giãn tinh thần (Nguồn: Internet)

1.2 Phòng ngừa ung thư

Hoa nhài được đánh giá là dược liệu rất giàu chất chống oxy hóa, điển hình phải kể tới nhóm chất polyphenol. Các hoạt chất này khi vào cơ thể có khả năng ngăn chặn hoạt động của gốc tự do, bảo vệ tế bào và phòng ngừa tối đa sự phát triển tế bào ung thư.

Xem thêm: Chất chống oxy hóa trong thực phẩm cùng tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa mà ít ai biết đến

1.3 Hỗ trợ giảm cân

Nếu đang tìm kiếm bí quyết giảm cân thì trà hoa nhài là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Bạn có thể bổ sung trà hoa nhài vào chế độ dinh dưỡng như một “trợ thủ” trong công cuộc giảm cân.

Các đặc tính của trà hoa nhài góp phần tăng sự trao đổi chất của cơ thể. Do đó, khi bạn sử dụng trà hoa nhài kết hợp tập thể dục đều độ sẽ giúp quá trình giảm cân được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần duy trì một cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên nhé.

1.4 Phòng tránh cảm lạnh, cúm

Đối với những ai thường xuyên bị cảm cúm, cảm lạnh thì trà hoa nhài là giải pháp phòng bệnh hoàn toàn tự nhiên. Đặc tính kháng virus, kháng khuẩn có trong hoa nhài giúp ngăn ngừa cảm lạnh rất hiệu quả.

Xem thêm: Cảm lạnh nên ăn 9 loại thực phẩm sau để giúp bệnh nhanh khỏi

1.5 Tốt cho người bệnh tiểu đường

Trà hoa nhài có tác dụng dự phòng bệnh tiểu đường, nó giúp điều hòa đường máu và việc sản xuất insulin của tuyến tụy.

9-tac-dung-cua-tra-hoa-nhai-va-luu-y-quan-trong-truoc-khi-uong-voh-1
Trà hoa nhài là thức uống lành mạnh dành cho người bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)

1.6 Giảm cholesterol máu

Khoa học đã chứng minh, tác dụng của trà hoa nhài giúp giảm cholesterol, chất béo không lành mạnh trong cơ thể, đặc biệt là giảm cholesterol xấu. Điều này giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Xem thêm: Mách bạn ăn thêm 19 thực phẩm này để có một trái tim khỏe mạnh

1.7 Tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng của trà hoa nhài có thể giúp bạn củng cố hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Theo đó, chúng trở thành “áo giáp” bảo vệ các tế bào và các cơ quan chống lại mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào.

1.8 Giảm đau và sưng tấy

Một trong những tác dụng của trà hoa nhài được nhắc đến là có thể giảm đau do viêm khớp và đau khớp nhờ đặc tính chống viêm của loài hoa này. 

1.9 Giúp làm đẹp da

Tác dụng của trà hoa nhài có khả năng phòng ngừa tiến trình lão hóa sớm. Đặc biệt, các hợp chất trong trà còn hỗ trợ điều trị mụn bằng cách cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, giữ cho da mịn màng và sáng khỏe hơn.

Xem thêm: 4 công thức trà thanh lọc cơ thể không chỉ đẹp da mà còn giữ dáng tốt

2. Cách pha trà hoa nhài

Như đã chia sẻ, để có 1 ấm trà hoa nhài đượm vị, bạn cần chú ý thu hái hoa nhài vào buổi sáng hoặc buổi chiều, khi hoa còn ê ấp, chưa nở bung cánh. Ngoài ra, từng công đoạn pha trà đều quan trọng như nhau song phải điều chỉnh nhiệt độ và thời gian ngâm trà thật phù hợp. Dưới đây xin mách bạn những lưu ý nhỏ khi pha trà hoa nhài tại nhà:

2.1 Cách pha trà hoa nhài tươi

9-tac-dung-cua-tra-hoa-nhai-va-luu-y-quan-trong-truoc-khi-uong-voh-2
Trà hoa nhài tươi đậm hương (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Hoa nhài tươi: 3 – 4 nụ
  • Mật ong: 1 – 2 thìa cà phê
  • Nước đun sôi: 150 – 200ml

Cách pha trà hoa nhài tươi

  • Hái 3 - 4 nụ hoa nhài tươi bỏ vào ly.
  • Dùng nước tinh khiết và đun sôi ở nhiệt độ 160 độ C, tắt bếp và để nguội khoảng 2 - 3 phút.
  • Chế nước sôi vào ly trà, có thể thêm chanh, mật ong hoặc đường vào để uống thay đổi hương vị.

Xem thêm: 6 cách làm trà hoa hồng ngát hương, giàu dưỡng chất – giúp bạn ‘đẹp như hoa’ và khỏe hơn mỗi ngày

2.2 Cách pha trà hoa nhài khô

9-tac-dung-cua-tra-hoa-nhai-va-luu-y-quan-trong-truoc-khi-uong-voh-3
Trà hoa nhài khô dịu thơm (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Hoa nhài: 8 – 10 nụ
  • Mật ong: 1 – 2 thìa cà phê
  • Gừng (không bắt buộc)
  • Nước đun sôi: 200ml

Cách pha trà hoa nhài khô

  • Nhẹ nhàng rửa sạch nụ hoa nhài. Tiếp đến vớt để ráo, đem phơi khô khoảng 30 phút, tránh phơi quá lâu dưới ánh mặt trời gắt gỏng.
  • Đun sôi nước ở nhiệt độ 160 độ C, nếu nước quá nóng thì sẽ làm cho trà có vị đắng hơn và nên pha bằng nước tinh khiết để vị trà ngon hơn.
  • Thả hoa nhài vào ấm và đổ nước vào, ngâm trà hoa nhài từ 1- 3 phút. Sau khi ngâm xong có thể thưởng thức trà hoa nhài chung với mật ong hoặc đường tùy theo khẩu vị.

Xem thêm: Trà hoa cúc có đến 10 tác dụng cho sức khỏe nhưng khi uống cần lưu ý điều gì?

2.3 Cách pha trà hoa nhài táo đỏ

9-tac-dung-cua-tra-hoa-nhai-va-luu-y-quan-trong-truoc-khi-uong-voh-4
Trà hoa nhài táo đỏ thanh mát (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Nụ hoa nhài khô: 8 nụ
  • Táo đỏ: 50g
  • Nước đun sôi: 500ml

Cách pha trà hoa nhài táo đỏ

  • Dùng rây để lọc bỏ bụi bẩn từ hoa nhài khô.
  • Rửa sạch táo đỏ, để ráo nước. Có thể cắt táo thành các miếng mỏng hoặc để nguyên tùy ý.
  • Đun sôi nước, sau đó thả táo đỏ vào trước để nấu trà. Đun khoảng 15 phút là được.
  • Xếp hoa nhài vào bình, từ từ rốt trà táo đỏ vào rồi hãm trà thêm 10 phút thì hoàn thành.

3. Lưu ý quan trọng khi uống trà hoa nhài

Mặc dù các tác dụng của trà hoa nhài tốt cho sức khỏe nhưng để đảm bảo an toàn và không bị các tác dụng phụ của hoa nhài mang lại thì bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi muốn uống loại trà này thường xuyên:

3.1 Nên uống trà hoa nhài khi nào?

Bạn nên uống trà hoa nhài sau bữa ăn khoảng 30 – 45 phút, tránh uống khi bụng đang đói. Thói quen thưởng thức trà hoa nhài lúc bụng đói có thể khiến bụng bạn cảm thấy cồn cào, khó chịu, điều này không tốt cho dạ dày.

Xem thêm: “Điểm mặt” 7 triệu chứng đau dạ dày và giải đáp thắc mắc về sự nguy hiểm của căn bệnh này

3.2 Không nên uống quá nhiều

Dù là trà thảo dược tương đối lành tính song bạn không nên uống quá nhiều trà hoa nhài. Tốt nhất chỉ nên dùng tối đa 10 nụ hoa nhài, khoảng 150 – 200ml trà mỗi lần và khoảng 2 – 3 lần trong tuần.

3.3 Phụ nữ mang thai không nên uống trà hoa nhài

Trong các loại trà hoa, trà hoa nhài có hương thơm nồng nhất. Mặc dù nhiều kỹ thuật trị liệu bằng hương thơm rất phổ biến trong thai kỳ, nhưng mùi mạnh của trà hoa nhài không được khuyến khích sử dụng trong khi bạn đang mang thai.

Đã có trường hợp sử dụng trà hoa nhài hoặc tinh dầu hoa nhài gây ra các cơn co thắt sớm ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thêm loại trà này vào chế độ ăn uống.

Trên đây đã phần nào nêu rõ các tác dụng của trà hoa nhài mang lại cho sức khỏe, mong rằng sẽ giúp bạn có thể yên tâm thưởng thức cũng như bồi bổ cho cơ thể nhé! 

Bình luận