Vitamin B11 là gì? Vì sao lại cần thiết cho cơ thể?

(VOH) – Mặc dù cũng được gọi là vitamin, nhưng vitamin B11 lại không phải là vitamin thực thụ và cơ chế hoạt động của nó cũng không hề giống vitamin. Vậy vitamin B11 là gì?

Vitamin B11 là một chất rất cần thiết cho sức khỏe, tuy nhiên, nó cũng giống như vitamin B4vitamin B10, đều không nằm trong nhóm vitamin bởi nó không có những tác dụng giống như định nghĩa về vitamin.

1. Vitamin B11 là gì?

Vitamin B1 (axit pteryl-hepta-glutamic) là một dạng của vitamin B9 (axit folic), được gọi là axit salicylic, nó là một trong năm folate cần thiết mà cơ thể cần để hoạt động bình thường.

Không có nhiều thông tin về vitamin B11, nhưng thông thường người ta xem nó như một loại men tiêu hóa, bởi cơ chế hoạt động của nó không hề giống vitamin.

vitamin-b11-la-gi-vi-sao-lai-can-thiet-cho-co-the-voh-0
Vitamin B11 không thuộc nhóm vitamin (Nguồn: Internet)

Vitamin B11 thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc chuyển hóa chất béo và protein, giúp kích thích sự bài tiết của dạ dày và tụy tạng, giúp tiêu hóa tốt. Ngoài ra, nó cũng quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu.

2. Tác dụng của vitamin B11

Mặc dù không phổ biến như các loại vitamin B khác nhưng, nhưng vitamin B11 cũng rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Cung cấp đủ vitamin B11 mang đến nhiều lợi ích như:

  • Cùng với vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo ra DNA và RNA
  • Giúp tăng sản xuất sữa mẹ
  • Tăng ham muốn ăn uống ở những người chán ăn
  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
  • Hỗ trợ trong việc phòng ngừa bệnh ung thư
  • Giúp giữ cho làn da luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa mụn trứng cá
  • Cải thiện lưu lượng máu và cũng là một yếu tố quan trọng của các cơ quan hồng cầu và huyết tương
  • Là chất cần thiết cho sự phát triển và hình thành các mô của cơ thể
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành não và tủy sống, phân chia tế bào cũng như sự phát triển của thai nhi
  • Có lợi trong việc điều trị bệnh vẩy nến, vảy nến, gàu, vết chai, mụn cóc và nhiều bệnh ngoài da khác

3. Uống vitamin B11 có làm tăng khả năng sinh đôi?

Một nghiên cứu ở Thụy Điển (1) thực hiện cách đây hơn 10 năm cho rằng, phụ nữ dùng vitamin B11 sẽ có cơ hội mang song thai cao gấp đôi so với những phụ nữ không dùng.

Nghiên cứu thực hiện ở 2.569 phụ nữ mang thai sử dụng vitamin B11, thì cứ 100 người thì có đến 2.8 người sinh đôi. Đối với những phụ nữ mang thai không sử dụng vitamin B11 thì tỷ lệ này chỉ còn 1.5%. Các chuyên gia nhận định có thể do vitamin B11 có khả năng kích thích số lần rụng trứng, làm cho trứng vào trong tử cung nhiều hơn, tạo ra song thai.

vitamin-b11-la-gi-vi-sao-lai-can-thiet-cho-co-the-voh-1
Không có bằng chứng chính xác về việc bổ sung vitamin B11 sẽ tăng khả năng mang song thai (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một báo cáo nào hay một kết luận nào chứng minh về tác dụng tăng khả năng sinh đôi khi sử dụng vitamin B11. Do đó, các mẹ bầu không nên tự ý sử dụng vitamin B11 với mong muốn mang song thai, bởi sử dụng nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Xem thêm: Quá trình phát triển kỳ diệu của song thai trong bụng mẹ và những nguy cơ tìềm ẩn khi mang song thai

3. Các triệu chứng thiếu hụt vitamin B11

Cơ thể rất ít khi bị thiếu hụt vitamin B11, tuy nhiên, trong một số trường hợp thiếu vitamin B11, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Giảm cân
  • Bệnh tiêu chảy
  • Khả năng miễn dịch thấp hơn
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Chậm phát triển
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân đột ngột
  • Thiếu máu
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi, kiệt sức

4. Vitamin B11 có trong thực phẩm nào?

Vitamin B11 có trong các nguồn thực phẩm, cả động vật và thực vật. Do đó, bạn có thể cung cấp vitamin B11 cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

vitamin-b11-la-gi-vi-sao-lai-can-thiet-cho-co-the-voh-2
Vitamin B11 có nhiều trong các loại thực phẩm (Nguồn: Internet)

Một số nguồn cung cấp vitamin B11 phổ biến bao gồm:

  • Nguồn động vật bao gồm: lòng đỏ trứng, thịt, gan...
  • Nguồn thực vật là: cam, khoai tây, cũng như các loại rau lá xanh như rau bina, v.v...
  • Các loại ngũ cốc
  • Mật đường
  • Trứng
  • Sữa chua
  • Mầm lúa mì
  • Men bia

5. Bổ sung vitamin B11 bằng thuốc

Ngoài nguồn thực phẩm, bạn còn có thể bổ sung vitamin B11 bằng thuốc dưới dạng dung dịch, gel, lotion, kem, thuốc mỡ, bọt, xà phòng, dầu gội và miếng dán.

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng vitamin B11 theo chỉ dẫn của bác sĩ và thông tin trên nhãn để được hướng dẫn sử dụng chính xác. Đặc biệt, bạn không dùng vitamin B11 với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Bên cạnh đó, trước khi sử dụng vitamin B11 dưới dạng thuốc bổ sung, bạn nên báo với bác sĩ nếu:

  • Đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vitamin B11
  • Đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)
  • Dùng vitamin B11 cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Đã hoặc đang điều trị các bệnh lý khác

Như vậy, vitamin B11 vốn không thuộc nhóm vitamin B, bởi nó chỉ là một dạng vitamin B9. Thông thường, cơ thể sẽ không thiếu hụt vitamin B11 nên bạn chỉ cần cung cấp vitamin này thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trường hợp bị thiếu hụt vitamin B11 bạn cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung hợp lý. 

Bình luận