Các thói quen khi ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe

VOH - Giấc ngủ là đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Việc ngủ ngon giúp chúng ta nạp đầy năng lượng sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Tuy nhiên, có rất nhiều thói quen xấu trong vô thức mà các bạn không nhận ra khi ngủ đang vô tình gây ảnh hưởng vô cùng xấu cho cơ thể. Dưới đây là các thói quen khi ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ảnh minh họa – 19-6-2024

Ảnh minh họa: Internet

Dùng tay thay gối

Hãy từ bỏ ngay thói quen khi ngủ dùng tay gối đầu khi ngủ nếu bạn không muốn mắc phải các vấn đề về tiêu hóa cũng như chất lượng giấc ngủ.

Dùng tay thay gối khi ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tuần hoàn máu của cơ thể, dẫn đến các cơn đau hoặc tê liệt ở chi trên như cột sống, bả vai... Ngoài ra, thói quen xấu này còn dễ tạo áp lực nơi ổ bụng, lâu dần sẽ gây trào ngược thực quản.

Há miệng thở khi ngủ

Thông thường chúng ta đều thở bằng mũi. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu oxy và cân bằng pH máu.

Thói quen khi ngủ thở bằng miệng bỏ qua các phản xạ trên có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ hay các vấn đề tim mạch khác.

Khi thở miệng, não cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não nhạy cảm tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp.

Ngoài ra, khi thở bằng miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi không được “lọc sạch” nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể thay đổi mức khí máu; mất ngủ, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

Hãy từ bỏ thói quen thở bằng miệng ngay hôm nay. Còn nếu vì một lý nào đó buộc bạn phải dùng miệng để thở, hãy đến bác sỹ để được tư vấn cách điều trị.

Trùm chăn kín mặt

Tưởng chừng đây là một thói quen vô hại, tuy nhiên việc trùm chăn kín mặt khi ngủ rất dễ khiến cho bạn mệt mỏi, khó chịu vào ngày hôm sau hoặc thậm chí là thức giấc giữa khuya.

Khi trùm chăn kín mặt, lượng oxi trong chăn sẽ ít hơn bên ngoài, làm suy giảm khả năng hô hấp gây cản trở việc trao đổi và phục hồi cơ thể khi ngủ.

Ngoài ra, khi dùng chăn, mền không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến da mặt dễ lên mụn.

Ngủ trong phòng quá nóng

Nhiệt độ quá cao trong phòng có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khí nóng khi hít vào có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.

Không khí nóng cũng là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi và phát triển nên dễ gây cảm cúm.

Đối với những người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, nhiệt độ trong phòng ngủ cao có thể gây tức ngực, mất ngủ, khó thở. Phòng ngủ là 20 độ, độ ẩm 60% là môi trường lý tưởng cho giấc ngủ của bạn.

Bình luận