Mất ngủ - Cẩn thận dấu hiệu của trầm cảm ?

(VOH) - Mất ngủ là vấn đề thường gặp và tình hình còn phức tạp hơn khi mất ngủ thường đi kèm với trầm cảm, lo âu.

Theo các nhà khoa học, những người không ngủ đủ giấc có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh hoang tưởng, trầm cảm, lo lắng và thường xuyên ác mộng.

Bệnh nhân có biểu hiện mất ngủ bao gồm các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, giấc ngủ ngắn…

Những ai dễ mất ngủ

Những yếu tố nguy cơ mất ngủ sẽ gia tăng theo tuổi, giới tính (phụ nữ thường dễ bị hơn), có bệnh nội khoa, bệnh tâm thần và làm việc theo ca. Ngoài ra, người thường gặp phải nhiều áp lực vào ban ngày cũng có thể bị khó ngủ vào ban đêm.

Người có các thói quen sau đây trước khi ngủ cũng có thể ngủ không sâu, không ngon giấc: ăn khuya cách thời gian đi ngủ dưới 2 tiếng, chơi game, lên mạng xã hội, lướt web...

Tác hại của mất ngủ

Mất giấc ngủ được cho là gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ tinh thần của con người, bởi nó không cho thời gian để “chăm sóc” não bộ. Mất ngủ khiến cơ thể không tái tạo đủ năng lượng cho hoạt động ban ngày, gây mệt mỏi khó tập trung, tâm lý không thoải mái.

Mất ngủ - Cẩn thận dấu hiệu của trầm cảm

Mất ngủ có thể gây mệt mỏi, lo âu, trầm cảm. Hình minh họa: Internet

Mối quan hệ giữa trầm cảm và mất ngủ

Theo thông tin đăng tải trên website bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, có mối tương quan của mất ngủ với lo âu và trầm cảm. Mất ngủ và trầm cảm thường "đồng diễn" với nhau, cái này thường là nguyên nhân gây ra cái kia, khiến việc điều trị rất phức tạp.

Theo một nghiên cứu cho thấy, người bị trầm cảm cũng bị mất ngủ (65% bệnh nhân điều trị ngoại trú và 90% bệnh nhân điều trị nội trú). Đồng thời mất ngủ mạn tính là yếu tố nguy cơ gây trầm cảm, lo âu. Bệnh nhân có tiền sử mất ngủ có nguy cơ bị trầm cảm gấp 4 lần người bình thường.

Người mất ngủ nhiều quá thường sợ đêm đến, ban ngày họ cũng không ngủ trưa được. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện thêm nhiều cơn lo âu, ngoài những cơn lo lắng vô cớ tự đến.

Cứ như vậy, người bệnh tiếp tục ám ảnh sợ mất ngủ. Lâu dài, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu như dễ chán nản, giảm hứng thú làm việc, không còn nhiều thiết tha với cuộc sống…

Bệnh trầm cảm muốn chết là gì Bệnh trầm cảm muốn chết là gì ? "Trầm cảm không phải là thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp”.

Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ, được chứng minh là theo sau chứng lo âu và trầm cảm ở một số người. Nhưng cũng có nhiều trường hợp các triệu chứng xảy ra đồng thời.

Thật khó để phân định cái nào xảy ra trước, là rối loạn giấc ngủ hay lo âu và trầm cảm. Một số bằng chứng mới nhất cho thấy các vấn đề về giấc ngủ ở độ tuổi vị thành niên có thể dự báo chứng trầm cảm. Tuy nhiên, ở người lớn thì hiện tượng đó không rõ ràng.

Dù vậy, chúng ta vẫn có thể can thiệp tập trung vào vấn đề giấc ngủ. Cụ thể là cải thiện các rối loạn giấc ngủ của những người có nguy cơ cao mắc bệnh này như thiếu niên, hay những người mới làm mẹ.

Khi giấc ngủ được cải thiện phù hợp thì cũng sẽ làm giảm nguy cơ lo âu và trầm cảm.

Nếu bị stress vì nghề nghiệp, công việc, tình yêu, học hành... mà mất ngủ thì không nên xem nhẹ mà cần đến bác sĩ tâm thần để tư vấn.

Những lý do gây mất ngủ lâu dài “không ngờ”

Sử dụng điện thoại khi đã yên vị trên giường  dễ dẫn đến mất ngủ và trầm cảm. Thế giới mạng ngập tràn những “niềm vui ảo” đủ hấp dẫn bạn đến mức tỉnh ngủ và khó mà ngủ lại được hoặc giấc ngủ ngắn ngủi, đầy mộng mị

Nhiều người có thói quen tập trung cao độ và hiệu quả vào ban đêm khi mọi người đã đi ngủ. Nếu không bắt buộc phải làm việc vào ca đêm, tốt nhất hãy luyện thói quen tập trung và làm việc nghiêm túc vào ban ngày, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe tinh thần vào ban đêm.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm. Hãy coi chừng những biểu hiện như trằn trọc khó vào giấc ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe...
Đừng chủ quan trước các biến chứng nguy hiểm của bệnh trầm cảm: (VOH) - Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh.
Những biện pháp tâm lý để điều trị và chăm sóc người bệnh trầm cảm: (VOH) - Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm khiến con người có thể thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài và thấy mọi điều trở nên vô vọng.
Bình luận