Bật mí 10 tác dụng của su hào khi ăn hàng ngày

(VOH) - Tác dụng của su hào đối với sức khỏe như giúp cơ thể miễn dịch tốt hơn, tốt cho tim mạch, chữa tiêu đờm. Su hào cũng có tác dụng giúp giảm cân làm đẹp cho các chị em.

1. Củ su hào là gì?

Củ su hào có tên khoa học là Brassica oleracea nhóm Gongylodes, là loại củ có họ hàng với bắp cải. Cây su hào là giống cây trồng thân thấp và mập, bên ngoài có hình cầu, bên trong chứa nhiều nước.

Loại củ này được tiêu thụ rộng rãi ở châu Âu, châu Á và ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới vì những lợi ích sức khỏe và ẩm thực.

Thân củ su hào có vị giống như bông cải xanh, lõi bắp nhưng vị thì ngọt và giòn hơn, phần cùi thịt cũng nhiều hơn so với 2 loại rau củ kia. Đây là loại cây phát triển tốt nhất vào mùa thu và đây cũng chính là thời điểm để thu hoạch củ su hào.

Hiện nay có 4 loại củ su hào như: 

  • Củ su hào trắng: đây là loại củ phổ biến nhất hiện nay, củ thường có màu trắng nhạt hoặc màu xanh, lá ngắn và khi lá rụng thường hay để lại các vết sẹo xung quanh củ.
  • Củ su hào tím: phần lá và củ đều có màu tím
  • Củ su hào giống Gigante: đây là loại củ có nguồn gốc từ Tiệp Khắc, bề ngoài củ to, nặng từ 4 - 5kg, giòn, ngọt hơn và trắng.
  • Củ su hào giống Vienna Kohlrabi: đây là loại cây được trồng ngắn hạn, lá mỏng, ít và thường có chiều dài từ 15 - 20cm.

Củ su hào thường được ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn như mứt, nộm, muối dưa, salad,....

2. Tác dụng của su hào đối với sức khỏe

Su hào là loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất và khoáng chất như carbs, chất xơ, chất đạm, vitamin C, B6, magie, mangan, folate và nhiều chất chống oxy hóa.... Chính vì thế, ăn củ hào rất tốt cho sức khỏe.

2.1 Tốt cho tim mạch

Su hào có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch vì chứa nhiều hợp chất thực vật như glucosinolate và isothiocyanates.

Glucosinolate là chất có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim có hợp chất này có khả năng mở rộng mạch máu và giảm viêm. Bên cạnh đó, chất isothiocyanates lại có đặc tính chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch.

Hơn nữa, trong su hào có chứa một lượng anthocyanins cao, chất này đã được chứng minh là có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ đau tim.

2.2 Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C và vitamin B6 trong su hào có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn.

Su hào là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời để giúp hỗ trợ chức năng tế bào cầu, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

bat-mi-10-tac-dung-cua-su-hao-khi-an-hang-ngay-voh-0
Ăn su hào giúp tăng cường hệ miễn dịch (Nguồn: Internet)

Cùng với đó, Vitamin B6 có liên quan đến rất nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm chức năng chuyển hóa protein, phát triển tế bào hồng cầu hay chức năng miễn dịch.

Ngoài ra, vitamin B6 cũng tham gia vào quá trình sản xuất tế bào bạch cầu và tế bào T, là những loại tế bào miễn dịch giúp chống lại chất lạ và tạo ra một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Xem thêm: Ăn gì để tăng cường miễn dịch vào mùa đông?

2.3 Giúp đường ruột khỏe mạnh

Su hào giàu chất xơ, cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, cũng như các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, chất xơ còn là nguồn nguyên liệu chính của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, chẳng hạn như Bifidobacteria và Lactobacilli, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong ruột ở mức cân bằng.

2.4 Ngăn ngừa thiếu máu

Cơ thể thiếu sắt có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, điển hình nhất là bệnh thiếu máu. Thật may, bạn có thể bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng cách ăn su hào. Su hào là thực phẩm chứa nhiều sắt. Ngoài ra, su hào cũng giàu canxi nên có thể giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

bat-mi-10-tac-dung-cua-su-hao-khi-an-hang-ngay-voh-1
Su hào giàu sắt nên có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu (Nguồn: Internet)

2.5 Củng cố xương

Su hào giàu mangan, sắt và canxi nên rất tốt cho xương. Ăn su hào thường xuyên có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh loãng xương.

Xem thêm: Loãng xương là gì? Ăn gì, uống gì để xương chắc khỏe

2.6 Tăng thị lực

Dù không nhiều như cà rốt nhưng su hào cũng giàu chất beta-carotene, vốn là một hợp chất chống oxy hóa đặc biệt là mắt, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và làm chậm quá trình đục thủy tinh thể.

2.7 Tăng năng lượng

Nhờ giàu hàm lượng kali cao nên tác dụng của su hào có thể giúp làm tăng hoạt động của cơ và thần kinh trong cơ thể, giúp bạn vận động, phản xạ tốt hơn.

Ngoài ra, ăn su hào cũng giúp cung cấp thêm nguồn potassium cho cơ thể, đây là chất có thể giúp cơ thể tỉnh táo và tạo năng lượng dồi dào.

2.8 Tăng chuyển hóa

Su hào chứa nhiều vitamin nhóm B nên có thể giúp xử lý tốt các enzym trong cơ thể, nhờ đó sẽ hỗ trợ sự chuyển hóa bên trong cơ thể.

2.9 Giảm cân

Su hào là một loại thực phẩm tuyệt vời cho những ai muốn giảm cân. Trong su hào, chứa rất nhiều chất xơ cũng những các dưỡng chất có lợi nhưng lại cực kỳ ít calo. Trong 135gr su hào chỉ chứa có 36 calo.

2.10 Ngừa ung thư

Su hào chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, anthocyanins, isothiocyanates và glucosinolates. Đây là những hợp chất thực vật giúp bảo vệ tế bào của bạn chống lại các tác hại của gốc tự do, từ đó làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư

2. Bà bầu ăn su hào được không?

Su hào tốt cho sức khỏe nên chúng được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai và bà ăn su hào là hoàn toàn có lợi cho cơ thể.

Cũng giống như nhiều loại rau củ khác, trong su hào chứa nhiều dưỡng chất tốt có thể kể đến như: calo, lipid, kali, natri, chất xơ, carbohydrate, protein, vitamin B1, vitamin C, sắt, canxi... Do đó, bà bầu ăn su hào có thể giúp nâng cao sức đề kháng, giảm táo bón, tốt cho tim mạch, thanh lọc cơ thể, ổn định huyết áp...

Xem thêm: Nhận về 7 lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn su hào thường xuyên 

3. Củ su hào làm món gì ngon?

Su hào thường được trồng nhiều vào mùa đông, và bạn có thể tìm thấy chúng tại các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi.

Với su hào bạn có thể chế biến chúng thành rất nhiều món ăn: luộc, xào mỡ, xào thịt, hầm xương, làm canh.

bat-mi-10-tac-dung-cua-su-hao-khi-an-hang-ngay-voh-2
Su hào có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon (Nguồn: Internet)

Củ non thái nhỏ làm nộm hoặc phơi tái làm dưa góp su hào, muối dưa, làm ca la thầu...

Củ su hào sống có thể cắt nhỏ hoặc nạo để trộn trong món salad hoặc thưởng thức như một món ăn vặt.

Dưới đây là một số cách chế biển củ su hào thành nhiều món ăn ngon như:

  • Củ su hào xào trứng
  • Củ su hào làm dưa món
  • Nộm su hào
  • Kim chi su hào
  • Mực xào su hào
  • Mứt su hào

Xem thêm: 'Mách bạn' 6 món ăn từ củ su hào bổ dưỡng, lạ miệng, dễ làm, giúp đổi vị bữa cơm mỗi ngày

5. Ăn nhiều su hào có tốt không?

Su hào được dùng chủ yếu để luộc, xào, hầm xương hoặc dùng củ non thái nhỏ làm nộm, hoặc phơi tái làm dưa món, dưa muối.

Mặc dù tác dụng của su hào tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên ăn quá nhiều sua hào, bởi theo Đông y, su hào có tính mát, ăn quá nhiều sẽ khiến quá trình thanh lọc diễn ra mạnh, dẫn đến hao tổn khí huyết.

Ngoài ra, một số đối tượng cũng được khuyến cáo là không nên ăn nhiều su hào, đó là:

  • Người bị đau dạ dày, trẻ em: Những người bị đau dạ dày hay trẻ nhỏ tốt nhất không nên ăn món nộm su hào sống hoặc ăn sống su hào, bởi nó có thể khiến bạn bị tổn hao khí huyết.
  • Người bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh tuyến giáp hay rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế ăn su hào, bởi trong su hào có thể chứa chất goitrogens gây sưng tuyến giáp.

6. Cách chọn và mua củ su hào

Để chọn mua su hào có chất lượng bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi mua su hào, nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.
  • Chọn củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không dập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ (mùi rau quả hư hỏng, mùi hóa chất,...)
  • Không chọn củ có vỏ ngoài quá láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.

7. Cách trồng cây su hào tại nhà đơn giản

Nếu không thích mua su hào ngoài chợ, bạn có thể tự trồng và chăm sóc su hào tại nhà. Tháng 8 là thời điểm tốt nhất để bạn có thể bắt tay vào việc trồng su hào. Khi trồng su hào đúng thời vụ với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tốt sẽ giúp bạn đạt được năng suất cao khi thu hoạch.

Xem thêm: Học cách tự trồng su hào trong thùng xốp tại nhà để tự cung cấp thực phẩm sạch và an toàn

8. Giá trị dinh dưỡng của su hào

Su hào chứa protein, lipid, carbohydrate, chất xơ, canxi, sắt, photpho, kali, natri, đồng, magie, kẽm, selen; vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, biotin, K, P, caroten; folacin, pantothenic acid, niacin. Đặc biệt, chất vi lượng mô-lip-đen (Mo) trong củ su hào có tác dụng ức chế sự hợp thành nitrosamine (chất gây ung thư), do đó thường xuyên ăn su hào có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống ung thư. 

Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr của su hào:

  • Nước: 88 g
  • Năng lượng: 37 KCAL
  • Protein: 2,8 g
  • Calci: 46 mg
  • Sắt: 0,6 mg
  • Magie: 19 mg
  • Mangan: 0,620 mg
  • Photpho: 50 mg
  • Kali: 321 mg
  • Kẽm: 0,45 mg
  • Đồng: 310 μg
  • Vitamin C: 40 mg
  • Vitamin B1: 0,06 mg
  • Vitamin B6: 0,15 mg
  • Folate: 16 μg
  • Vitamin E: 0,48 mg
  • Vitamin K: 0,1 μg
  • Beta-caroten: 22 μg

Như vậy, củ su hào là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Thêm su hào vào chế độ ăn uống hàng ngày chính là cách để bạn bảo vệ sức khỏe chính mình. Hãy ăn đúng cách, đúng liều lượng để phòng tránh các tác hại cũng như phát huy đối đa tác dụng của su hào mang lại

Bình luận