Vitamin K có trong thực phẩm nào bạn đã biết chưa?

(VOH) – Vitamin K có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình đông máu khi cơ thể bị xuất huyết và góp phần củng cố xương chắc khỏe. Vậy vitamin K có trong thực phẩm nào?

Có thể bạn hiếm khi nghe nhắc tới nhóm vitamin K và nghĩ rằng đây là nhóm dưỡng chất khó tìm kiếm, song thực tế hoàn toàn không phải vậy, nguồn cung cấp vitamin K (gồm cả vitamin K1vitamin K2) vô cùng đa dạng. “Bỏ túi” ngay 21 thực phẩm giàu vitamin K dưới đây và chú ý thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày nhé.

1. Bông cải xanh

Bông cải xanh luôn được xếp vào nhóm thực phẩm giàu vitamin K mà bạn không nên bỏ qua. Theo đó, hàm lượng vitamin K được tìm thấy trong 91g bông cải xanh tương đương với khoảng 116% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Dưỡng chất này cùng với photpho, kali hay canxi sẽ trực tiếp tham gia hình thành tế bào xương mới, hỗ trợ củng cố hệ vận động dẻo dai.

vitamin-k-co-trong-thuc-pham-nao-ban-da-biet-chua-voh-0
Bông cải xanh là loại rau lá xanh điển hình cung cấp dồi dào vitamin K (Nguồn: Internet)

2. Cải bó xôi (rau bina)

Không chỉ là loại rau lá xanh chứa đa dạng nhóm vitamin A, vitamin C hay vitamin B, cải bó xôi còn mang đến hàm lượng lớn vitamin K giúp ức chế osteoclast – tác nhân phá hủy tế bào xương. Bên cạnh, bổ sung vitamin K từ rau cải bó xôi cũng hỗ trợ cơ thể sản sinh prothrombin chống lại chứng rối loạn đông máu.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh Hemophilia (bệnh máu khó đông) và lối sống an toàn cho bệnh nhân

3. Cải brussel

Tuy là giống bắp cải tí hon song hàm lượng vitamin K trong cải brussel thì không hề “thua kém” các loại cải thông thường. Lượng vitamin K từ cải brussel tương đương với hơn 118% giá trị hàng ngày, rất tốt cho hoạt động của hệ tuần hoàn.

4. Cần tây

Cần tây tuy có vị hơi hăng và đắng nhẹ song lại chứa nhiều chất xơ và hàm lượng vitamin K dồi dào. Theo phân tích dinh dưỡng, trung bình trong 100g cần tây chứa khoảng 29.3 mcg vitamin K.

Xem thêm: ‘Điểm danh’ 5 cách làm nước ép cần tây siêu dễ, nhất định nên uống để nâng cao sức khỏe, lại đẹp cả dáng lẫn da

5. Măng tây

vitamin-k-co-trong-thuc-pham-nao-ban-da-biet-chua-voh-1
Bạn có thể luộc hoặc xào măng tây và ăn kèm trong các bữa ăn để bổ sung thêm vitamin K (Nguồn: Internet)

Chỉ cần dung nạp khoảng 50 – 70g măng tây trong bữa ăn, bạn sẽ hấp thu thêm được khá nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể, kể đến như vitamin A, vitamin E, vitamin C và nhất là hàm lượng lớn vitamin K.

6. Dưa chuột (dưa leo)

Dưa chuột (dưa leo) vừa có đặc tính của trái cây, vừa được tận dụng như một loại rau, bởi bạn có thể dùng ăn sống trực tiếp hoặc đem chế biến món ăn. Đặc biệt, loại rau quả này đem đến cho cơ thể lượng vitamin K tương đối lớn, trong 100g dưa chuột có tới 16.4 mcg vitamin K.

Xem thêm: Khám phá 11 tác dụng của dưa leo khiến ai cũng 'mê mẩn'

7. Mùi tàu (ngò tây, ngò gai)

Bên cạnh công dụng làm rau gia vị cho các món ăn, mùi tàu còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, cải thiện tình trạng hôi miệng,… Đó là nhờ vào nguồn khoáng chất và vitamin phong phú có lợi cho cơ thể, trong đó chứa lượng lớn vitamin K (cứ 100g thì có tới 310 mcg vitamin K).

8. Đinh hương

Đinh hương với mùi hương ngạt ngào thường được sao khô để sắc thuốc, ép tinh dầu hoặc điều chế thành dạng bột dùng nêm nếm trong ẩm thực. Loại gia vị đặc biệt này đâu chỉ giúp tăng thêm độ hấp dẫn của món ăn mà còn bổ sung cho cơ thể lượng các nhóm vitamin quan trọng như vitamin K, vitamin C hay vitamin E nữa đấy.

vitamin-k-co-trong-thuc-pham-nao-ban-da-biet-chua-voh-2
Đinh hương được phơi khô, dùng điều chế thuốc hoặc nêm nếm trong món ăn (Nguồn: Internet)

9. Rau diếp cá 

Rau diếp cá không phải là một loại rau “thân thiện” với nhiều người do mùi vị không mấy dễ chịu, thậm chí có thể khiến bạn liên tưởng tới mùi tanh của cá. Thế nhưng diếp cá thực sự là một dược liệu cực kì bổ dưỡng, bởi cùng với vitamin K, loại rau này còn đem tới đa dạng chất dinh dưỡng như chất xơ, canxi, vitamin C, chất chống oxy hóa beta-caroten hay flavonoid.

Xem thêm: Ngoài bệnh trĩ, còn có 7 bài thuốc khác cực hay từ rau diếp cá

10. Cà rốt

Trong 100g cà rốt chứa khoảng 13.2 mcg vitamin K. Do đó, bạn cũng có thể tiếp nạp thêm một lượng vitamin K dồi dào từ cà rốt bằng cách thêm loại củ này khi chế biến các món canh hầm hoặc rau củ xào.  

11. Đậu xanh

Đậu xanh cũng là thực phẩm mang lại hàm lượng vitamin K khá lớn, theo tính toán trong 100g đậu xanh chứa khoảng 43mcg vitamin K. Vì vậy, đậu xanh được đánh giá là thực phẩm khá lành mạnh với người mắc bệnh xương khớp như loãng xương hay thoái hóa cột sống.

Xem thêm: 2 bài tập thể dục mà người bị loãng xương nên tập luyện hàng ngày

12. Bí đỏ

Bí đỏ chính là thực phẩm giàu vitamin K tiếp theo bạn nên thêm vào thực đơn của gia đình. Ngoài ra, loại bí ngọt mềm, thơm phức này cũng được biết đến như nguồn cung cấp tuyệt vời các nhóm vitamin A, vitamin E hay vitamin C giúp cải thiện thị lực, tăng cường sức đề kháng và phòng chống các bệnh ung thư hiệu quả.

vitamin-k-co-trong-thuc-pham-nao-ban-da-biet-chua-voh-3
Bí đỏ cung cấp đa dạng vitamin gồm vitamin K, vitamin A, vitamin C và vitamin E (Nguồn: Internet)

13. Hạt điều

Trong các loại ngũ cốc dinh dưỡng, hạt điều là loại hạt cung cấp hàm lượng vitamin K dồi dào, cụ thể trong 100g hạt điều chứa 34.1 mcg vitamin K. Chưa hết, loại hạt này còn mang đến nhiều hợp chất khác tốt cho sức khỏe như vitamin E, axit folic, vitamin B6, đồng, kẽm, kali, sắt và magiê.

Xem thêm: 10 lý do bạn nên ăn hạt điều để sức khỏe được tốt hơn mỗi ngày

14. Trứng gà

Trứng gà cũng nằm trong danh sách thực phẩm có chứa vitamin K. Lượng vitamin này được tìm thấy chủ yếu trong lòng đỏ trứng, trung bình cứ 100g lòng đỏ trứng gà sẽ thu được khoảng 0.7 mcg vitamin K.

15. Thịt gà

Thịt gà, nhất là phần ức gà không chỉ đem đến hàm lượng protein cao nhằm hỗ trợ giảm cân hiệu quả mà còn bổ sung cho cơ thể lượng vitamin K tương đối lớn, cụ thể có khoảng 14,7 mcg vitamin K được tìm thấy trong 100g thịt gà.

Xem thêm: Thịt gà bao nhiêu calo? 7 lợi ích tuyệt vời của thịt gà bạn không thể bỏ qua

16. Thịt bò

Cùng với thịt gà, nếu muốn tăng cường vitamin K, bạn cũng có thể thêm thịt bò trong khẩu phần ăn. Theo đó, hàm lượng vitamin K từ 100g thịt bò tương đương với hơn 80% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

17. Quả mâm xôi

Hấp thu vitamin K từ quả mâm xôi sẽ giúp hệ vận động cùng các khớp xương luôn được duy trì ở trạng thái chắc khỏe. Đồng thời, mầm xôi cũng là một nguồn cung cấp hàm lượng vitamin C, chất xơ và mangan cực kì tốt. 

18. Quả lựu

vitamin-k-co-trong-thuc-pham-nao-ban-da-biet-chua-voh-4
Quả lựu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ làm đẹp hữu hiệu (Nguồn: Internet)

Chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bạn ăn thêm lựu vì loại quả này không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp chăm sóc, làm đẹp da hữu hiệu. Mỗi trái lưu sẽ mang tới các dưỡng chất quý giá như vitamin K, vitamin C, kali và axit folate.

Xem thêm: Nước ép lựu ngọt mát có 6 công dụng cải thiện sức khỏe này khiến ai cũng ‘say lòng’

19. Quả nho

Quả nho chính là trái cây tiếp theo bạn nên bổ sung trong thực đơn. Nếu dùng khoảng 100g nho mỗi bữa, bạn sẽ tiếp nạp được khoảng 14.6 mcg vitamin K đấy nhé.

20. Dầu ô liu

Dầu ô liu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có hàm lượng vitamin K dồi dào. Các nghiên cứu dinh dưỡng nhận thấy rằng có khoảng 60.2 mcg vitamin K trong 100g dầu ô liu (100g dầu ô liu tương đương 100ml).

Xem thêm: 7 bí quyết dưỡng da bằng dầu oliu mà bạn nên biết

21. Natto

Natto hay đậu tương lên men – món ăn truyền thống nổi tiếng của xứ hoa anh đào Nhật Bản. Tuy có mùi nồng và hơi khó ăn nhưng món đậu này rất giàu vitamin K (đặc biệt là vitamin K2) cần thiết cho quá trình chuyển hóa canxi vào các tế bào xương.

Vitamin K đảm nhiệm khá nhiều vai trò quan trọng trong quá trình “vận hành” một cơ thể khỏe mạnh, do vậy đừng quên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin K trên đây trong chế độ ăn uống hàng ngày nhé.  

Bình luận